Top 10 Quốc gia có thu nhập bình quân (GDP/người) thấp nhất châu Âu
Hiện nay, châu Âu có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính sự vươn lên mạnh mẽ đó khiến sự khoảng cách giàu nghèo ở châu lục này càng lớn, bên cạnh các quốc gia ... xem thêm...có GDP/người cao chót vót như Monaco, Thụy Điển, Luxembourg thì 10 quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất châu Âu dưới đây là minh chứng tiêu biểu cho hố ngăn cách giàu nghèo ở khu vực này nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày một rộng mở hơn.
-
Ukraine
Ukraine là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu giáp với Nga về phía Đông và biển Đen cùng biển Azov về phía Nam. Trước đây, Ukraine từng là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Liên Xô. Ukraine từng trải qua nhiều thăng trầm lớn trong thập niên 1990, đây là thời kì nền kinh tế bị siêu lạm phát và tụt dốc không phanh.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, đất nước này tiến hành mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường và trở thành quốc gia có trình độ phát triển cao ở Đông Âu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khủng hoảng chính trị cùng chiến tranh với Nga đã làm Ukraine mất quyền kiểm soát ở một số vùng lãnh thổ trọng yếu, khiến cho tình hình đất nước đi xuống trầm trọng. Nền kinh tế Ukraine trong năm 2022 ước tính sẽ suy giảm với tốc độ gấp 8 lần so với Nga. Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng thế giới, Ukraine sẽ giảm 35% GDP so với mức giảm 4,5% của GDP Nga. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của ngân hàng thế giới (WB) cho biết tác động của các lệnh trừng phạt cho đến nay ít nghiêm trọng hơn dự báo. Theo báo Guardian, Ukraine đã có những bước tiến về quân sự trong những tuần gần đây và kể từ tháng 4, nền kinh tế Ukraine đã có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, WB cho rằng việc phục hồi của Ukraine sẽ chậm và chi phí tái thiết hậu chiến sẽ rất lớn, ước tính tối thiểu là 349 tỉ USD gấp rưỡi tổng sản phẩm quốc nội của nước này trước chiến tranh. Hơn 7 tháng xung đột, 1/3 trong tổng dân số 44 triệu người của Ukraine đã phải di tản và 60% đang sống dưới mức nghèo của quốc gia.
Lạm phát tại Ukraine đã tăng nhanh chóng, đạt tỉ lệ 24% so với tháng 4. Lạm phát giá lương thực cao làm tổn thương các gia đình, đặc biệt là người nghèo. Hậu quả của chiến tranh đối với Ukraine sẽ còn kéo dài do khả năng sản xuất bị phá hủy, thiệt hại về đất canh tác, và nguồn cung lao động giảm. Nguy cơ người tị nạn không quay về nước ngày càng rõ ràng, khi cuộc chiến đã bước sang tháng thứ 8.GDP/người/năm: 14.150 USD (năm 2021)
-
Moldova
Moldova là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở Đông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina. Moldova có khí hậu thích hợp cho nông nghiệp nhưng không có các trữ lượng khoáng sản chính. Vì thế, nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, với các sản phẩm trái cây, rau, rượu, và thuốc lá.
Kinh tế Moldova đã sa sút nhiều sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hiện tại, Moldova là nước nghèo nhất châu Âu. Tính đến năm 2016, GDP của Moldova đạt 6.650 USD, đứng thứ 145 thế giới và đứng thứ 43 châu Âu. Năm 2005, GDP trên đầu người được ghi nhận ở mức 4,100 theo PPP, thấp hơn 2.32 lần so với mức trung bình của thế giới. Hơn nữa, GDP trên đầu người cũng ở dưới mức trung bình của vùng. Năm 2005, khoảng 20.8% dân số sống dưới mức nghèo khổ và có mức thu nhập thấp hơn 2.15 USD (PPP) mỗi ngày. Moldova được xếp hạng trung bình về phát triển con người và ở mức 111 trên 177 nước. Nền kinh tế đang lao đao của Moldova phải chuẩn bị cho cú sốc kép là Nga cắt khí đốt và giá năng lượng cao bất thường. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm qua, thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita cho biết quốc gia 2,6 triệu dân này đang chuẩn bị cho mọi kịch bản. Lạm phát tại đây đã vượt 30%.
Đến ngày 1/10, họ lại phải đàm phán hoàn trả một khoản nợ cho Gazprom (Nga), dù đang có hợp đồng 5 năm với đại gia khí đốt này. Nếu cuộc đàm phán không có tiến triển, và chính quyền tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn không hài lòng với việc quốc gia này bầu cử cho tổng thống thân châu Âu Maia Sandu 2 năm trước, họ rất có thể sẽ bị cắt hoàn toàn khí đốt.
GDP/người/năm: 14.260 USD (năm 2021)
-
Albania
Albania là một quốc gia tại Đông Nam Âu, giáp biên giới với Montenegro ở phía bắc có bờ biển Adriatic ở phía tây. Albania là một ứng cử viên tiềm năng trở thành thành viên trong liên minh châu Âu và NATO.
Kinh tế Albania là nền kinh tế nghèo theo các tiêu chuẩn của Tây Âu và gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ mô hình cộng sản trong quá khứ sang mô hình kinh tế thị trường mở cửa. Nền kinh tế Albania vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế cộng sản cũ sang mô hình kinh tế thị trường hội nhập và mở cửa hiện nay. Không chỉ vậy, hiện nay Albania đang là quốc gia có tỉ lệ tội phạm hoạt động theo tổ chức cao và tỉ lệ tham nhũng thuộc hàng cao nhất tại khu vực châu Âu. Albania đã có bước hồi phục đáng kinh ngạc, xây dựng một nền kinh tế hiện đại và đa dạng. Các chính phủ gần đây cũng đã cải thiện cơ sở hạ tầng đất nước và mở cửa cạnh tranh tại các cảng biển, đường sắt, viễn thông, phát điện, phân phối khí tự nhiên và sân bay. Du lịch Albania là một ngành công nghiệp lớn và đang phát triển nhanh chóng. Những nơi thu hút nhiều khác du lịch nhất là các địa điểm lịch sử tại Apollonia, Butrinti, và Kruje. Bờ biển Albania đang trở nên nổi tiếng trong giới du lịch vì vẫn còn ở tình trạng tự nhiên chưa bị khai thác.
Nông nghiệp trong nước dựa trên các đơn vị phân tán quy mô gia đình và nhỏ. Nó vẫn là một ngành quan trọng của nền kinh tế Albania. Nó sử dụng 41% dân số, và khoảng 24,31% đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Một trong những địa điểm canh tác sớm nhất ở châu Âu đã được tìm thấy ở phía đông nam của đất nước. Là một phần của quá trình trước khi Albania gia nhập liên minh châu Âu, nông dân đang được hỗ trợ thông qua quỹ IPA để cải thiện các tiêu chuẩn nông nghiệp của Albania.
GDP/người/năm: 15.490 USD (năm 2021)
-
Georgia
Georgia là một quốc gia xuyên lục địa ở giao điểm của Đông Âu và Tây Á là một phần của vùng Caucasus, phía tây giáp Biển Đen, phía bắc và phía đông giáp Nga. Đất nước này có diện tích 69.700 km vuông, dân số 3,7 triệu người. Tbilisi là thủ đô cũng như thành phố lớn nhất Georgia, nơi sinh sống của khoảng một phần ba dân số Gruzia.
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Saakashvili đã thực hiện một loạt cải cách nhằm cải thiện việc thu thuế. Trong số những thứ khác, thuế thu nhập bằng phẳng đã được đưa ra vào năm 2004. Kết quả là, thu ngân sách đã tăng gấp bốn lần và thâm hụt ngân sách lớn một khi đã chuyển thành thặng dư. Tính đến năm 2001, 54% dân số sống dưới mức nghèo khổ quốc gia nhưng đến năm 2006, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống còn 34% và đến năm 2015 là 10,1%. Năm 2015, thu nhập trung bình hàng tháng của một hộ gia đình là khoảng 426 USD. Các tính toán năm 2015 đặt GDP danh nghĩa của Georgia là 13,98 tỷ đô la Mỹ. Nền kinh tế Georgia ngày càng tập trung nhiều hơn vào dịch vụ, rời xa khu vực nông nghiệp. Kể từ năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần mỗi năm nhưng vẫn ở mức hai con số và trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch COVID-19. Nhận thức về sự trì trệ kinh tế đã dẫn đến cuộc khảo sát năm 2019 với 1.500 cư dân cho thấy thất nghiệp được 73% người trả lời coi là một vấn đề đáng kể, với 49% cho biết thu nhập của họ đã giảm so với năm trước.Cơ sở hạ tầng viễn thông của Georgia được xếp hạng cuối cùng trong số các nước láng giềng có chung biên giới trong chỉ số sẵn sàng cho mạng của diễn đàn kinh tế thế giới một chỉ số để xác định mức độ phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông của một quốc gia. Georgia xếp hạng tổng thể 58 trong bảng xếp hạng NRI năm 2016, tăng từ hạng 60 vào năm 2015. Georgia được xếp hạng 63 trong chỉ số đổi mới toàn cầu vào năm 2021, giảm từ hạng 48 vào năm 2019.
GDP/người/năm: 15.709 USD (năm 2021)
-
Armenia
Armenia là một quốc gia nằm kín trong phần lục địa ở phía nam Kavkaz thuộc khu vực Tây Nam Á. Nước này có đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, Gruzia ở phía bắc, hành lang Lachin thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.
Cho tới khi độc lập, kinh tế Armenia chủ yếu dựa trên công nghiệp với các sản phẩm hóa chất, điện tử, máy móc, thực phẩm chế biến, cao su nhân tạo, và dệt may và dựa nhiều vào các nguồn tài nguyên từ bên ngoài. Nông nghiệp chiếm khoảng 20% sản phẩm thực và 10% nhân công trước khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991. Các sản phẩm mỏ Armenia là đồng, kẽm, vàng, và chì. Đại đa số năng lượng có từ nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, gồm khí đốt và nhiên liệu hạt nhân (với một nhà máy điện hạt nhân), nguồn năng lượng chủ yếu trong nước là thủy điện. Một lượng nhỏ than, khí đốt, và dầu mỏ vẫn chưa được khai thác. Hàng năm, ngân sách quốc phòng của Armenia dù chỉ khoảng 600 triệu USD nhưng lại chiếm tới 4% GDP của quốc gia này và chiếm 15% tổng chi tiêu hàng năm của chính phủ Armenia.
Năm 2006 chỉ số tự do kinh tế của Armenia xếp hạng 27, tương đương Nhật Bản và đứng trước các nước như Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia. Tuy nhiên, Armenia bị xếp hạng rất thấp về quyền sở hữu, tồi hơn các nước như Botswana và Trinidad và Tobago. Chỉ số minh bạch tham nhũng quốc tế xếp hạng Armenia thứ 88, tham nhũng nghiêm trọng.
GDP/người/năm: 15.818 USD (năm 2021)
-
Bosnia
Bosnia là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên bán đảo Balkan giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông. Một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 km bờ biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum.
Bosnia đang phải đối mặt với vấn đề kép đó là khôi phục đất nước sau chiến tranh và thực hiện cải cách nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước đây cho phù hợp với xu thế kinh tế thị trường hiện đại. Ở Bosnia chủ yếu tập trung các ngành công nghiệp quân sự là di sản của thời lãnh đạo cũ Josip Broz Tito để lại trong khi đó các nhà máy thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng lại rất ít và không đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại của quốc gia. Ngành nông nghiệp của Bosnia chủ yếu dựa trên sự phát triển của các trang trại quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả của tư nhân nên đa số nguồn thực phẩm phải nhập khẩu. Cuộc chiến hồi những năm 1990 đã gây ra một sự thay đổi lớn trong nền kinh tế Bosnia. GDP giảm 75% và việc phá huỷ cơ sở hạ tầng cũng tàn phá nền kinh tế. Tuy hầu hết năng lực sản xuất đã được khôi phục, kinh tế Bosnia vẫn đối mặt với những khó khăn to lớn.
Những con số GDP và thu nhập trên đầu người đã tăng 10% từ năm 2003 tới năm 2004, điều này và khoản nợ quốc gia đang giảm xuống của Bosnia là những khuynh hướng tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt thương mại lớn vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
GDP/người/năm: 16.300 USD (năm 2021)
-
Macedonia
Macedonia là một quốc gia thuộc khu vực đông nam châu Âu giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, dân số của nước này khoảng 2 triệu người.
Chính phủ Macedonia đưa ra chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhưng điều này lại khiến Macedonia dễ bị tác động và lệ thuộc vào các nền kinh tế phát triển khác của châu Âu vì quy mô kinh tế Macedonia rất nhỏ, ngoài ra, khả năng phát triển kinh tế của quốc gia này khi mở cửa sẽ phải phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hội nhập trong khu vực và quá trình gia nhập EU. Hiện nay, công nghiệp khai khoáng được coi là trụ cột kinh tế của Macedonia, chất lượng sống thuộc hàng thấp nhất ở châu Âu, khoản nợ nước ngoài lên đến 1,06 tỉ USD. Năm 2010, nhờ thực hiện chính sách tài chính bảo thủ, chính sách tiền tệ nghiêm ngặt và hoàn thiện hệ thống tài chính, Macedonia đã cải thiện được bước đầu mức tín dụng, giữ được kinh tế vĩ mô ổn định, kinh tế có tăng trưởng nhẹ (mức tăng GDP đạt 1,3%), duy trì được lạm phát ở mức 1,6%, nợ công thấp gần 35% GDP, nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao (31,7%).
Kim ngạch xuất khẩu 3,17 tỉ USD Macedonia xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như thực phẩm, nước uống, thuốc lá, hàng dệt may, hàng tạp hoá, sắt, thép. Kim ngạch nhập khẩu 5,113 tỉ USD hàng nhập khẩu chủ yếu vào Macedonia là máy móc và thiết bị, động cơ, hoá chất, chất đốt, thực phẩm.
GDP/người/năm: 18.070 USD (năm 2021)
-
Serbia
Serbia là một quốc gia nội lục thuộc khu vực đông nam châu Âu nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và phần trung tâm của bán đảo Balkan. Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi.
Ở điểm đầu cuộc chuyển tiếp kinh tế năm 1989, nền kinh tế có những dấu hiệu phát triển tốt. Nhưng lệnh cấm vận kinh tế từ năm 1992 đến năm 1995, cũng như những tàn phá với ngành công nghiệp trong cuộc chiến tranh Kosovo đã huỷ hoại không khí kinh tế bên trong Serbia. Việc mất các thị trường Nam Tư cũ và khối Comecon ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu. Sau khi nhân dân lật đổ cựu tổng thống Nam Tư Milosevic tháng 10 năm 2000, đất nước này đã có giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng, và đang chuẩn bị trở thành thành viên của liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Theo xếp hạng của ngân hàng thế giới (Word Bank – WB) Serbia có mức thu nhập bình quân trên mức thu nhập trên trung bình. Từ sau cuộc chiến tranh Kosovo nền kinh tế của Siberia đã bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là sản xuất công.Các thị trường truyền thống như Nam Tư cũ và khối Comecon đã tác động xấu đến xuất khẩu của nước này. Quá trình hồi phục kinh tế gặp nhiều chông gai do tỉ lệ thất nghiệp lớn tới 14%, thâm hụt thương mại luôn ở mức cao, nợ nước ngoài lớn mà chưa có khả năng chi trả.
GDP/người/năm: 21.240 USD (năm 2021)
-
Montenegro
Montenegro là một quốc gia tại miền đông nam châu Âu quốc gia ít dân nhất ở Đông Âu. Trừ các tiểu quốc gia, Montenegro là quốc gia ít dân thứ tư ở châu Âu (chỉ sau Iceland, Malta và Luxembourg). Đây là đất nước gốc Slav nhỏ nhất trên thế giới.
Nền kinh tế dần thoát khỏi sự chi phối của Serbia, sử đồng euro thay cho dinar, gia nhập ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế. Sản xuất nhôm, du lịch và nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt của Montenegro. Những ngành kinh tế chủ đạo của Montenegro là sản xuất nhôm, phát triển du lịch và nông nghiệp. Montenegro hồi tháng trước phải lên tiếng cầu viện EU tái cấp tài chính cho khoản vay sắp đến hạn thanh toán cho Trung Quốc trị giá gần một tỷ USD, trong một dự án xây đường cao tốc bị cho là đắt đỏ nhất thế giới. Trước khẩn cầu từ Montenegro, EU vào đầu tuần này thẳng thừng từ chối giúp trả nợ thay, điều mà các nhà quan sát cho rằng khối này có thể tự làm mất cơ hội ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Tây Balkan. Nếu Montenegro không có khả năng chi trả, Trung Quốc sẽ có quyền tiếp cận đất đai của Montenegro làm tài sản thế chấp theo các điều khoản của hợp đồng.
Theo số liệu được nghị viện châu Âu trích dẫn, khoản vay này đã làm tăng tỷ lệ nợ công ở Montenegro từ 65,9% lên 80% GDP. Vào năm ngoái, Montenegro đã có khoản nợ 4,33 tỷ euro (khoảng 103% GDP). Để bù đắp chi phí, nước này phải huy động tiền từ các khoản khác, như thuế giá trị gia tăng 21% đối với các hoạt động phi du lịch.
GDP/người/năm: 21.390 USD (năm 2021)
-
Belarus
Belarus là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam 40% diện tích 207.595 km vuông là rừng. Các ngành kinh tế nổi trội của đất nước là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.
Kinh tế Belarus chủ yếu vẫn thuộc nhà nước kiểm soát như thời Xô viết. Hơn một nửa doanh nghiệp thuộc kiểm soát nhà nước và công ty thuộc sở hữu nước ngoài chỉ chiếm dưới 4%. Nước này có nền kinh tế khá ổn định, nhưng phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung nguyên liệu, như dầu mỏ, từ đồng minh thân cận là Nga. Công nghiệp và nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công. Nông nghiệp phần lớn là các hợp tác xã, và những sản phẩm mũi nhọn là khoai tây và chăn nuôi gia súc.
Với dân số hơn 684.736 người, đa dạng về tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ, hiện nay thu nhập bình quân của Montenegro đang có dấu hiệu khởi sắc.Nền kinh tế của quốc gia này đang dần thoát khỏi sự chi phối mạnh mẽ của Serbia với minh chứng là hiện đã sử đồng Euro thay cho đồng Dinar, trở thành thành viên chính thức của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế. Những ngành kinh tế chủ đạo của Belarus là sản xuất nhôm, phát triển du lịch và nông nghiệp.
GDP/người/năm: 21.470 USD (năm 2021)