Top 10 Bí quyết để nói chuyện hay hơn
Có bao giờ bạn chợt thấy tủi thân vì mình nói chuyện dở tệ, không ai thèm nghe? Đừng lo lắng, giao tiếp là một kĩ năng bạn có thể rèn luyện được. Một số nguyên ... xem thêm...tắc mình sắp trình bài sau sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp của mình.
-
Điều chỉnh giọng nói cho phù hợp
Để có giọng nói cuốn hút, phải phát âm rõ ràng. Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mười trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.
Giọng nói bạn không cần phải hay nhưng nhất định phải phát âm chuẩn và đúng chính tả. Hơn nữa giọng bạn phát ra phải vừa đủ nghe, không cần quá lớn, cũng không nên quá nhỏ. Ở nơi đông người thì nên nói lớn một tí, vì âm thanh dễ bị át đi. Tránh những lỗi chính tả cơ bản, đặc biệt là trong những cuộc giao tiếp trang trọng.
-
Ngữ điệu êm ái
Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái.
Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.
-
Độ dài câu chữ
Đừng nói quá nhiều, lan man và chẳng có chủ đề cụ thể. Sử dụng câu văn dài dòng để diễn đạt một vấn đề đơn giản cũng làm người đối diện mệt mỏi vì bạn đấy. Hãy học cách rút gọn câu (nói ngắn không có nghĩa là nói cộc lốc đâu nhé), bù lại hãy trau chuốt câu nói của bạn sao cho chân thực, tự nhiên, sinh động và gần gũi nhất.
Nhà triết học Aristone đã nói một câu thế này: "Người có trí lực ngắn thì lời nói thường dài". Vì vậy, tìm cách diễn đặt ngắn gọn cô đọng càng tốt.
Áp dụng cấu trúc hình tháp ngược, cung cấp thông tin quan trọng trước, nếu thấy người nghe hứng thú thì nói nhiều hơn các chi tiết liên quan.
-
Sự chân thành trong cách nói chuyện
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, khi nói chuyện bạn nên nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện, điều đó thể hiện sự tự tin và tập trung vào điều mà bạn muốn nói.
Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.
Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được. Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.
-
Không nên có cử chỉ ngôn ngữ cơ thể gây phản cảm.
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp cũng cực kì quan trọng đấy! Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% lượng thông tin giao tiếp đến từ hành động phi ngôn ngữ.
Chỉ tay về phía người khác khi đang nói chuyện chưa bao giờ mang ý nghĩa tích cực. Tuyệt đối không nên đảo mắt liên tục khi nói chuyện, vì như vậy sẽ bị cho là gian xảo và không trung thực, không che Giấu 2 bàn tay của mình, không bĩu môi, không cười khẩy. Không khoanh tay trước ngực hay đan 2 tay vào nhau, vì đó là tín hiệu thể hiện bạn không muốn nghe những gì mà đối phương đang nói.
Ngoáy mũi là hành động cực kì vô duyên trong giao tiếp, cho dù bạn có thân thiết với người nói chuyện đến đâu, hãy nhớ nhé!
-
Trau dồi vốn từ vựng phong phú
Việc bạn có một lượng vốn từ phong phú để dùng đúng nói đúng lúc, diễn đạt được đúng thông điệp mình cần chuyển tải đến đối tượng giao tiếp là một lợi thế vô cùng to lớn đấy!
Hãy sử dụng một cuốn từ điển tiếng Việt để đảm bảo bạn hiểu tất cả những gì mình và người đối diện trao đổi, góp phần trau dồi thêm vốn từ vựng của bạn.
-
Im lặng đúng cách
Biết cách lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một người giao tiếp giỏi. Tuy nhiên, lắng nghe thôi chưa đủ, bạn cũng cần học cách im lặng.
Không nên thao thao bất tuyệt bất kể người đối diện có nghe hay không, thay vào đó là hãy im lặng và thể hiện sự quan tâm bằng ánh mắt. Không nên im lặng với những cử chỉ đi kèm như nhìn đi chỗ khác, ngáp dài, ôm đầu, dụi mắt, khoanh tay...Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ hơn về nguyên nhân - hậu quả và quan trọng hơn, im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện. Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh.
-
Nói những vấn đề mọi người cùng quan tâm
Đừng nói những gì bạn nghĩ, bạn thích nghe. Thay vào đó hãy nói những chủ đề mà mọi người cùng quan tâm hoặc của người đang giao tiếp với bạn thấy thích thú, nếu không biết nói gì hãy tập trung lắng nghe và mỉm cười.
Thỉnh thoảng hãy đưa ra nhận xét để thể hiện rằng bạn cũng có quan tâm và có chính kiến riêng của mình (đây là cách lắng nghe chủ động trong giao tiếp).
-
Cách nói chuyện hay với dáng vẻ tự nhiên
Hãy tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên, từ trang phục đến giọng nói. Nhiều người truyền tải câu chuyện không thuyết phục là vì cách nói của họ không được tự nhiên, gây cảm giác cho người đối diện là họ đang đóng kịch.
Thái độ nghiêm túc rất quan trọng trong kỹ năng thuyết phục, nhưng cũng cần cho nó một chút sinh động. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng chỉ “cứng đơ” như một khúc gỗ. Song cũng đừng làm dụng việc dùng chân tay để bổ trợ cho lời nói: cái gì quá cũng không tốt.
-
Đừng lưỡng lự khi nói chuyện với người khác
Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự muốn hòa nhập. Hoặc, ví dụ không, nếu bạn chỉ muốn hòa nhập trong gia đình hoặc nơi làm việc của bạn, thì ít nhất bạn cũng nên có cách nói chuyện hoặc là một diễn viên tốt!. Nguyên tắc giao tiếp cơ bản là tránh những tiếng “ừm”, “à”. Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó.
Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: “bạn biết đấy” (có phải bạn muốn hét to “Không, tôi không biết vấn đề này”…) hoặc “biết không, đúng không nhỉ, thực ra là thế này…”