Top 27 thực phẩm cực kỳ tốt cho dạ dày bạn nên biết
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính của cơ thể, ngoài các nguyên nhân do stress, bệnh lý, thời tiết,... thì ăn uống cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. ... xem thêm...Lựa chọn thực phẩm không tốt có thể đem đến nhiều mối nguy hại cho cơ thể của bạn. Hãy cùng toplist điểm danh những loại thực phẩm tốt cho dạ dày của bạn.
-
Chuối
Chuối là loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày của bạn vì khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày, giúp giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Bạn nên ăn từ 1 - 2 quả chuối mỗi ngày, không ăn khi đói và chuối chín kĩ.
-
Nước dừa
Nước dừa là thực phẩm xếp thứ 2 rất tốt cho dạ dày. Trong nước dừa có chứa các chất điện phân, chứa nhiều muối khoáng, kali, canxi, chloride và magie,... giúp giảm các vấn đề tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Bạn nên uống 1 - 2 quả dừa tươi mỗi ngày, không nên uống vào buổi tối ( gây đầy bụng) và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. -
Ngũ cốc - thực phẩm thô
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, ngô, các loại đậu, vừng, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt,... chứa nhiều chất xơ, vitamin B, B6, B12 giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày. -
Táo
Táo là loại trái cây đầy dinh dưỡng, cũng giống như chuối, trong táo chứa nhiều pectin - thành phần quan trọng giúp thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và hệ thống tiêu hóa, đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn đường ruột. Ngoài ra, táo còn giúp cho quá trình bài tiết được thuận lợi và dễ dàng hơn, đặc biệt ở những người hay bị táo bón.
Bạn chỉ nên ăn 1 trái/ngày, ăn nhiều quá sẽ bị đầy hơi, tác dụng ngược lại. -
Sữa chua
Dạ dày cần 1 hệ vi khuẩn mới có thể tiêu hóa tốt. Vì thế, thiếu hụt vi khuẩn đường ruột sẽ gây ra các cơn đau. Sữa chua chứa lượng men vi sinh lý tưởng - thành phần phụ trách nhiều hoạt động chức năng tiêu hóa ở dạ dày, đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đầy hơi, khó tiêu,...
Công thức của sữa chua là một hệ thống tiêu hóa “thu nhỏ” giúp cung cấp đầy đủ vi khuẩn đường ruột giúp ích cho sự tiêu hóa. Việc tiêu hóa trơn tru sẽ giúp giảm đi tần suất đau dạ dày.
Bạn nên ăn 1 - 2 hộp/ngày, ăn sau bữa ăn khoảng 1 giờ, buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn, chú ý không nên ăn sữa chua lúc đói (vì độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua)
-
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược được chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày.
Lưu ý, các loại trà bạc hà, nên dùng hạn chế vì chúng làm vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi. -
Quả đu đủ
Đu đủ luôn là món ăn nên thuốc nhờ một nhóm hoạt chất hiệu, men papain! Cũng như sinh tố và khoáng tố, men còn có tên là diếu tố, là hoạt chất tuy không cần phải có hàm lượng cao nhưng giữ vai trò tốt cần thiết cho sự sống vì đóng vai mấu chốt trong vô số phản ứng biến dưỡng.
Bên cạnh công dụng chống ung thư, sát trùng, diệt trùng, diệt khuẩn, đu đủ còn chứa men protein giúp điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính. -
Cỏ cà ri
Lá và hạt cỏ cà ri hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và giúp khắc phục chứng đầy hơi. Bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm và ăn chúng vào sáng hôm sau để giúp giảm các rối loạn tiêu hóa, trị táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu.
Lá cỏ cà ri có vị đắng nhẹ, hương vị cay và thơm dùng nhiều trong y học tuy nhiên hạt cỏ cà ri được áp dụng nhiều hơn. -
Nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ kết hợp với nhau tạo thành phương thuốc chữa đau dạ dày - tá tràng. Nghệ có tác dụng chống viêm, kiểm soát lượng acid trong dịch vị. Mật ong giúp điều hòa và tránh kích ứng ở dạ dày.
Hiện nay, đã có chế phẩm dạng viên nghệ vàng mật ong rất tốt cho người bị loét dạ dày.
-
Tỏi
Tỏi được nhiều người sử dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn Hp trong dạ dày, giảm viêm loét, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc ruột. Tác dụng này có được là nhờ thành phần allicilin được tìm thấy nhiều trong củ tỏi.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do Hp, bạn hãy ăn 3 – 4 tép sống mỗi ngày hoặc sử dụng tỏi ngâm mật ong để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Tỏi dù tốt nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ gây phản tác dụng. Bạn không nên ăn tỏi quá 1,5g trong ngày.
-
Thịt ức gà
Thịt ức gà cung cấp một nguồn protein phong phú và lành mạnh. Cứ trong 100g thịt lại cung cấp cho cơ thể khoảng 28,16 g protein. Chất này giúp cơ thể có khả năng tự chữa lành tổn thương trong dạ dày.
Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều vitamin B, kali, calo và folate giúp nâng cao sức đề kháng của đường ruột. Bạn có thể sử dụng thực phẩm này theo nhiều cách như luộc, kho, làm chà bông hay nấu súp ăn. Thêm các món ăn này vào thực đơn 2 – 3 lần trong tuần để duy trì được sức khỏe cũng như chức năng hoạt động của dạ dày.
-
Quả bơ
Những người có vấn đề ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, ợ hơi… được khuyến khích nên thường xuyên ăn bơ để cải thiện bệnh. Các thành phần axit béo omega 3, chất xơ hòa tan, protein và folate được tìm thấy trong loại trái cây này có thể giúp ổn định hoạt động tiêu hóa, chống viêm, làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày cũng như đường ruột.
Tùy theo sở thích bạn có thể ăn thịt bơ nguyên chất hoặc dằm nhuyễn, xay sinh tố hoặc ăn cùng với sữa chua vừa ngon miệng lại tốt cho dạ dày.