Thiên Đàn - Trung Quốc
Thiên Đàn, có nghĩa là Đàn tế Trời, được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XV, thuộc khu vực trung tâm của vườn Hoàng gia, với bốn phía là rừng tùng bao bọc. Đây là quần thể kiến trúc được bảo vệ còn khá nguyên vẹn, không có gì thay đổi mấy so với kiến trúc ban đầu và có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc, đồng thời là di sản kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại. Năm 1998, Thiên đàn được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Kiến trúc của Thiên Đàn được xây dựng tượng trưng cho trời và đất với bức tường cuối phía Nam là hình vuông, tượng trưng cho đất và bức tường phía Bắc có hình bán cầu, tượng trưng cho trời. Kiểu thiết kế này bắt nguồn từ tư tưởng "trời tròn đất vuông" của thời Trung Quốc cổ đại. Khuôn viên của Thiên Đàn bao gồm tổ hợp của 3 công trình là Viên Khưu, Hoàng Khung Vũ và Điện Kỳ Niên. Bố cục của cả 3 công trình này rất chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu cả về phong thủy và triết học của Trung Quốc.
Địa chỉ: 1 Tiantan E Rd, Dong Cheng Qu, Trung Quốc