Top 10 Loại thực phẩm có thể gây nguy cơ dị tật thai nhi
Làm mẹ là thiên chức tuyệt vời nhất của người phụ nữ, hãy chuẩn bị những gì tốt nhất cho con bạn. Việc bổ sung thực phẩm trong thời kỳ mang thai rất quan ... xem thêm...trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bà bầu nên tránh sử dụng những thực phẩm sau đây nếu không sẽ nguy hại tới thai nhi. Hãy cùng tham khảo những thông tin bổ ích mà Toplist đem đến trong bài viết này nhé!
-
Rau sam
Rau sam có tên gọi khác là: Mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái. Tên khoa học là: Portulaca oleracea L. Thuộc họ: Rau sam. Rau sam được biết là loại rau mọc tự nhiên, rau sam có thân mọng nước, có nhiều cành nhánh, màu đỏ nhạt, dài 10- 30cm. Lá hình bầu dục, không cuống. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt đen bóng. Rau Sam mọc hoang ở các nơi ẩm ướt. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Rau sam có tính hàn chứa nhiều chất bổ dưỡng: A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất như: Kali, magiê, canxi, sắt, kẽm và selen và nhiều acid béo omega-3,… Các chất chống oxy hóa như: Flavonoid, phytoestrogen, cùng các axit hữu cơ khác như: Axit xitric hoặc axit malic. Một tính năng đặc biệt khác là trong thành phần hoạt chất có chứa melatonin, hormon điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho cơ thể. Điều trị các loại bệnh về đường tiêu hóa, giun sán, mụn nhọt. Sau sinh sản phụ dùng rất tốt để điều trị các bệnh như: xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh…
Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu đời bạn hoàn toàn không nên ăn rau sam, đặc biệt là người từng phá thai. Vì các chất độc trong rau sam sẽ tích trữ trong cơ thể bạn. Khi đó chất xơ có trong rau sam cũng thành chất không tốt cho cơ thể bạn. Rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Khi ăn, tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
-
Thịt chưa chín kỹ hoặc trứng sống
Tránh ăn các món ăn tái, tiết canh hay sushi, nem chua hoặc thịt hải sản, gia cầm chưa nấu chín. Các món ăn này có thể bị nhiễm giun sán từ nguồn thực phẩm không sạch hoặc có thể nhiễm khuẩn. Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người. Ngoài những bệnh do kí sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả,.... Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua. Tuy nhiên đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh nhưng nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.
Trong các loại thực phẩm này chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh và các kí sinh trùng đường ruột nên dễ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, việc bà bầu ăn đồ sống là điều cần tránh xa và không có gì phải bàn cãi thêm nữa. Bởi nguồn thực phẩm này vốn không được chế biến chín kỹ và có khả năng thiếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hậu quả là khiến mẹ bầu gặp phải hàng loạt các vấn đề về hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bà bầu ăn đồ sống cũng tồn tại một số rủi ro như: Các loại đồ sống chỉ mới sơ chế chưa nấu nướng rất có khả năng còn tiềm ẩn nhiều chất gây hại và khiến mẹ bị nhiễm trùng. Thậm chí là có thể lây nhiễm sang cho thai nhi. Từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe ở cả mẹ và thai nhi, thậm chí là tử vong.
Có một loại vi khuẩn mà các chị em phụ nữ mang thai rất thường hay gặp phải đó là Listeria. Loại vi khuẩn này khi truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai rất khó phát hiện. Vì vậy, mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu gì nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu,… Các món thịt sống trong gỏi hay thịt tái cũng đều chứa nhiều các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Chúng có thể khiến thai nhi chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ sau khi chào đời và thậm chí là chết lưu. Một loại thực phẩm sống cũng rất phổ biến đó là trứng sống, trứng lòng đào cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho bà bầu. Trong trứng sống có chứa vi khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn gây ra hàng loạt các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Thậm chí vi khuẩn này còn khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng chuột rút trong tử cung, từ đó dẫn đến sinh non, thai chết lưu. Chính vì vậy, bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ bầu muốn nạp vào trong cơ thể cũng đều cần phải nấu chín.
-
Thực phẩm chiên rán
Ăn nhiều thực phẩm chiên rán có khả năng dẫn đến việc tăng cân đột ngột và một số số bệnh mãn tính nguy hiểm cho sức khỏe như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, ung thư… Thực phẩm chiên rán có một số tác hại đối với thai nhi đang phát triển. Những thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một độc tố có tên acrylamide. Đây là một tác nhân vô cùng xấu cho sức khỏe. Đối với thai nhi, acryl amide se gây ảnh hưởng đến hàng rào máu não (blood– brain barrier) của trẻ. Hàng rào máu não có chức năng ngăn chặn các chất độc hại, vi khuẩn hay virus xấu vào hệ thần kinh. Và cho phép các chát dinh dưỡng đi qua, giúp ích cho quá trình chuyển đổi chất của não. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hàng rào não của thai nhi, chất độc có trong đồ chiên còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thai nhi sinh ra nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn, chu vi đầu nhỏ hơn, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, trẻ chậm phát triển,… Bà bầu ăn đồ chiên được chiên ở nhiệt độ cao có nguy cơ ung thư.
Cũng như trên, thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất độc acrylamide. Chất này được tổng hợp từ acrylic axit. Axit acrylic điều chế được từ acrolein hoặc allyl alcol là hai chất gây ung thư cực cao, thường có nhiều trong mỡ, dầu chiên, thực phẩm chiên rán. Trong khoai tây chiên có hàm lượng muối khá cao, gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Trong 100g khoai tây chiên có khoảng 210mg muối và bà bầu thì chỉ nên tiêu thụ 1g muối mỗi ngày. Bà bầu ăn khoai tây chiên nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim mạch. Chế độ ăn nhiều muối dễ dẫn đến các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đau tim, suy tim, đột quỵ, bệnh mạch vành... và một số bệnh khác.
Theo WHO, acrylamide là nguyên nhân của ung thư vú và tế bào thận. Thường xuất hiện ở sản phẩm chiên rán, còn đối với nhiệt độ sôi thì chất này không tạo ra độc tố. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Khi bà bầu ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán sẽ có một số biểu hiện sau: Hệ thống các men tiêu hóa bị phá hoại, phát sinh các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm. Đây là những triệu chứng dễ lâm vào tình trạng xảy thai rất cao. Ngoài ra trong thực phẩm chiên rán có chứa lượng phèn chua có thể gây hại cho não của thai nhi, làm não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc hội chứng Down. -
Rau ngót
Rau ngót có vị ngọt, tính hàn, nhiều đạm, chất béo, đường, kali, sắt, mangan, đồng, beta - caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Đối với bà bầu đây là loại thực phẩm nên kiêng. Bởi rau ngót cũng ẩn chứa những nguy hiểm cần tránh. Tuy rằng cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh ăn rau ngót sẽ gây sảy thai ở các mẹ bầu. Nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi mẹ bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót có chứa hàm lượng lớn papaverin - chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, rất có hại cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, nạo phá thai thường uống nước rau ngót để chữa sót rau thai. Ăn rau ngót sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi và photpho. Glucocorticoid kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc trong những thực phẩm ăn kèm khác.
Ngoài ra ăn nhiều rau ngót sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ. Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách sử dụng rau ngót này còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng cần phải đun sôi, nấu chín để phòng tránh những tác hại không mong muốn. Điều cần lưu ý với mẹ bầu mang thai trong ba tháng đầu đặc biệt không nên ăn rau ngót. Bởi ăn rau ngót trong thời điểm này sẽ khiến mẹ bị sảy thai. Khi ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng co bóp tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài, phải nói là đây là thực phẩm "phá thai" không nhờ tới sự can thiệp y khoa nào. Bởi vậy loại rau "dọn sạch" tử cung này bà bầu không nên ăn nhiều, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Sau khi sinh hay sau ngày kinh nguyệt nên ăn các loại rau này để sạch kinh, sạch rau thai. -
Không nên ăn đồ ngọt nhiều
Các món ăn làm từ đường luôn khiến chúng ta không thể cưỡng lại được, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Việc thích ăn đồ ngọt khi mang thai là tình trạng thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nhiều đồ ngọt lại không hề tốt đối với cả mẹ lẫn con. Đồ ngọt là nguyên liệu cần thiết cho cơ thể, nhưng cũng sẽ là mối nguy hại tiềm tàng nếu cơ thể bạn có quá nhiều đồ ngọt. Đồ ngọt có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi có thể xảy ra trường hợp đáng tiếc. Bà bầu ăn nhiều đồ ngọt hay carbohydrate có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời lượng đường dư thừa trong máu do đái tháo đường thai kỳ hay đái tháo đường típ 2 không kiểm soát được sẽ ảnh hưởng không tốt cho bé.
Đường dư sẽ qua nhau thai và làm tăng đường trong máu thai nhi. Kết quả là bé sẽ phải tăng tiết insulin, một hormone điều hòa lượng đường trong cơ thể. Do vậy, quá trình sinh nở cũng có nhiều biến chứng hơn. Bạn cần phải sinh mổ hay thậm chí là sinh non. Đồ ăn ngọt sẽ khiến bà bầu cảm giác nóng hơn. Đặc biệt là trong mùa hè oi bức nó làm tăng hoạt động chuyển hóa, tăng hoạt động của các tuyến dưới da và có thể dẫn đến tăng nguy cơ mụn nhọt trong ngày nắng nóng. Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng calorie tăng nhiều nhưng lại ít dinh dưỡng mà bạn cần trong suốt thai kỳ. Ngoài ra ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây mệt mỏi cho cơ thể. Thức ăn nhiều đường sẽ chỉ cung cấp năng lượng rỗng cho cơ thể. Chúng có nhiều sucrose có thể khiến bạn bị hạ đường đột ngột làm bạn mệt mỏi và ngủ gật. -
Không nên ăn hoa quả nóng
Trái cây còn xanh chứa rất nhiều enzymes, prostaglandin và oxytocin. Đây là những chất có trong trái cây xanh còn non sẽ kích thích sự ra đời sớm của trẻ. Ngoài ra, không nên ăn nhiều các loại quả có tính nóng như: Mít, vải, sầu riêng, mận, nhãn… dễ khiến cơ thể bị nóng trong, gây phát ban. Đồng thời bạn không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa trong 3 tháng đầu. Vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Hay nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. -
Nội tạng động vật
Tùy thuộc vào từng loại nội tạng động vật mà hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Hầu hết các cơ quan nội tạng đều có nhiều dinh dưỡng và thậm chí còn nhiều hơn thịt nạc. Thịt động vật giàu vitamin B12, folate, các khoáng chất như sắt, magie, selen, kẽm và các vitamin hòa tan trong chất béo. Hơn nữa, thịt nội tạng còn là nguồn cung cấp protein giúp bổ sung 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả. Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày, phổi, cuống họng... Do hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, bệnh huyết áp...
Nội tạng bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng,…dễ lây bệnh. Có những con lợn trông bình thường khỏe mạnh nhưng vẫn bị nhiễm liên cầu khuẩn (do mang trùng không phát bệnh), trong thịt và đặc biệt là lòng nội tạng chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi dùng những món ăn được chế biến từ loại nội tạng này mà chưa được chế biến kỹ thì sẽ bị liên cầu khuẩn xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ gây ô nhiễm chéo cho các món ăn khác, đồng thời gây các bệnh như tả, lỵ, tiêu chảy, thương hàn,…Thịt nội tạng là nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể, đặc biệt là gan. Khi mang thai, vitamin A đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên tin tức y tế, Viện Y tế quốc gia khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ tối đa 10.000 IU vitamin A mỗi ngày. Việc bổ sung quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng bao gồm khuyết tật về tim, tủy sống, ống thần kinh hoặc gây ra tình trạng bất thường về mắt, tai, mũi, vấn đề trong đường tiêu hóa và thận. Một nghiên cứu báo cáo rằng người mẹ mang thai tiêu thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày từ thực phẩm có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn 80% so với người mẹ tiêu thụ 5.000 IU trở xuống. Lượng vitamin A dư thừa từ nội tạng hấp thu vào cơ thể hoàn toàn không tốt cho bà bầu, thậm chí có thể gây quái thai, đặc biệt là nội tạng từ lợn, bò như gan có thể tác động tiêu cực đến tình hình phát triển của thai nhi. Nội tạng bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng,… lây bệnh cho con người.
-
Mướp đắng
Mướp đắng được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Trong mướp đắng có chứa folate, vitamin C và một số nguyên tố vi lượng như: Kali, magie, mangan,… đều là những chất cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng mướp đắng sẽ rất nguy hiểm với bà bầu. Vị đắng của mướp đắng làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hay sinh non. Đặc biệt với những phụ nữ có tử cung nghiêng, có sẹo hay nạo phá thai nhiều lần thì càng nguy hiểm khi ăn mướp đắng. Ngoài ra, bà mẹ mang thai ăn nhiều mướp đắng cũng gặp phải 1 số vấn đề như: Ảnh hưởng đến tiêu hóa vìì mướp đắng có tính hàn, ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, đầy bụng. Đặc biệt là những mẹ mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa vốn yếu ăn nhiều mướp đắng dễ bị tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
Thai phụ có thể bị chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, thậm chí bị choáng và ngất. Do mướp đắng chứa p-insulin (chất mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin). Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột. Mướp đắng có chứa những chất như: Quinine, morodicine và hạt mướp đắng có một chất là vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Vì vậy, phụ nữ mang thai muốn ăn mướp đắng cũng cần cân nhắc kỹ nếu không muốn ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng.
-
Thức uống chứa caffeine và cồn
Caffeine có trong nhiều đồ uống quen thuộc hàng ngày. Nếu khi mang bầu, mẹ vẫn không thể bỏ được các cuộc vui có thể sẽ dẫn đến những tác động không hay. Cụ thể, uống nhiều caffeine quá sẽ khiến cơ thể mẹ bầu có các triệu chứng buồn nôn, đau tim, ngộ độc,…Theo các chuyên gia, nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho tim, não, gan của trẻ không phát triển bình thường. Do đó, các em bé có mẹ nghiện bia, rượu, caffeine sinh ra có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh không mong muốn.
Tương tự rượu bia, trà cũng không được khuyến khích cho mẹ bầu. Ngoài caffeine, trà còn chứa nhiều theophylline vốn mang khả năng kích thích chuyển động thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Rượu, bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu, việc uống rượu, bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ uống rượu, bia tại bất cứ thời điểm nào lúc mang thai cũng có thể gây hại cho thai nhi. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu, bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác.
-
Đồ xông khói
Đồ xông khói phải trải qua quá trình sử dụng gỗ, than để làm chín. Những nguyên liệu này khi phát nhiệt sẽ gây độc tố bám quanh thức ăn. Nếu ăn nhiều người khỏe có thể bị ung thư còn mẹ bầu có thể sinh con bị tật bẩm sinh. Mang thai là một hành trình dài và để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi mẹ bầu có thể hạn chế tối đa những thức ăn gây dị tật thai nhi được tiết lộ bên trên.
Nếu đang mang thai mà các mẹ muốn chắc chắn mình sẽ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh thì mẹ có thể làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva (Illumina’s NIPT). Đây là sàng lọc trước sinh sử dụng mẫu máu tĩnh mạch người mẹ, được thực hiện từ tuần thai thứ 10 và có độ chính xác cao với các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp. Xét nghiệm có thể chính xác lên đến 99,96% đối với hội chứng Down. Xét nghiệm hiện đã được chuyển giao và thực hiện trực tiếp tại phòng xét nghiệm hàng đầu châu Á của Gentis.