Top 16 Món ăn Hàn Quốc làm người Việt mê mẩn nhất
Trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc, đồ ăn của họ mang đậm nét văn hoá cổ truyền từ xưa tới nay. Vậy bạn đã biết món ăn Hàn Quốc nào làm người Việt mê mẩn nhất ... xem thêm...chưa? Nếu chưa hãy cùng Toplist khám phá ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
-
Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc. Thông thường một tô cơm trộn phải có ít nhất từ 6 - 7 món trở lên: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt...
Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp. Trứng được tráng qua hoặc rán cùng với thịt đã ướp gia vị và thái nhỏ. Tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn.
-
Gimbap (có nơi còn gọi là Kimbap) - còn gọi là cơm cuốn Hàn Quốc, đây là món đặc sản của Hàn Quốc thường được các bạn mang theo ăn trong các chuyến đi giã ngoại hoặc các bạn làm văn phòng.
Về hình dáng, Gimbap có vẻ giống món Sushi - cũng là món cơm cuộn lá rong biển của người Nhật Bản. Nhưng để ý thì sẽ thấy Gimbap thường to hơn vì bên trong nhân gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Gimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Sushi.
-
Naengmyeon là món mì lạnh lâu đời nhất trong tất cả các loại mì, thậm chí còn trước sự ra đời của bánh mì. Bắt nguồn từ Bắc Triều Tiên ban đầu, loại mì này chỉ được phục vụ trong cung đình cho các bậc vua chúa, sau đó rất nhiều hành trình đã diễn ra, tô mì du ngoạn từ Bắc đến Nam khắp đất nước và cuối cùng đã được bình dân hóa, trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Hàn Quốc.
Mỳ lạnh thường được dùng trong bát lớn, có mùi nồng, vị thanh thanh ngọt mát như làm tan biến bầu không khí oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, mỳ lạnh cũng được dùng vào mùa đông để đem lại cho thực khách cảm giác mới lạ.
Bạn cũng có thể thay nước dùng thịt bằng nước kim chi hoặc cân bằng giữa nước kim chi và nước dùng để cho hợp khẩu vị của bản thân.
-
Hằng năm, trong lịch của người Hàn có 3 ngày nóng nhất trong mùa hè được gọi là Chobok, Jungbok, Malbok. Trong những ngày này, món ăn có thể khiến cho người dân xếp hàng dài trước cửa hàng mặc cho trời nóng như đổ lửa chính là món gà tần sâm- Samgyetang. Món ăn này giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
Với món này gà non sẽ được làm sạch, được nhồi sâm cùng với gạo nếp, hoàng kỳ, táo tàu rồi khâu lại bằng chỉ và hầm trong nồi đá nhiều giờ. Gà tần sâm truyền thống trở thành món ăn bổ dưỡng, tiếp thêm sinh lực cho cho con người vào mùa hè oi bức ở xứ sở kim chi. Ở những nhà hàng Samgyetang địa phương nổi tiếng, tô gà tần sâm còn được dọn kèm với rượu sâm để thực khách nhâm nhi thưởng thức.
-
Đồ nướng Hàn Quốc xưa này vẫn được xem là một trong những món ăn được thực khách yêu thích nhất và trở thành thương hiệu của quốc này. Và mộ trong số đó phải kể đến món Galbi - Sườn nướng.
Galbi là tên gọi chung của các món sườn nướng trong ẩm thực của người Hàn Quốc. Galbi thường là thịt sườn bò hoặc lợn, gà tẩm xì dầu rồi nướng. Khi dùng sườn bò, nó còn được gọi là "sokalbi" hoặc "soakalbi". Còn nếu dùng sườn lợn hoặc gà thì được gọi là "twaechi galbi".
-
Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau nhưng hầu hết chúng đều có mùi thơm nồng và vị cay hấp dẫn. Baechu Gimchi là món kim chi tiêu biểu trong số các loại kim chi. Sau khi ướp muối, rửa sạch, trộn hành, tỏi, ớt, gừng, tẩm ướp gia vị rau sẽ được đem đi muối. Đây được coi là loại thực phẩm lên men tốt nhất.
Không chỉ đơn thuần là món ăn mang lại cảm giác ngon miệng mà kim chi còn là một món ăn chứa ít calo, giàu chất xơ. Vì thế nó giúp cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng và nhanh hơn. Với nguyên liệu là củ cải trộn bắp cải và dưa chuột muối, kim chi là món ăn chứa nhiều vitamin nên nó cũng góp phần chữa rất nhiều bệnh thông thường của cơ thể.
-
Bánh gạo cay nổi tiếng ở Hàn quốc khi du nhập vào Việt Nam được nhiều người ưa thích bởi hương vị cay đặc trưng của xứ sở kim chi.
Để làm được món này cần có cá cơm khô, ớt bột, đường, hành lá. Bột được cắt thành từng thanh nhỏ vừa ăn, ớt được trộn với cá và các gia vị sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào đảo trên chảo đến khi bột chín, nước sánh là được.
Trong ẩm thực xứ Hàn, tokbokki được xếp vào 5 món ăn cay nhất. Có lẽ vì vậy mà nó có sức hấp dẫn kỳ lạ không chỉ với người dân Hàn Quốc mà còn chinh phục các thực khách bốn phương. Nếu không thích vị cay của ớt, một loại tokbokki khác có tên gọi là ganjang tokbokki sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Loại này được làm từ bánh gạo không cay với màu sắc nhạt hơn, thường được gọi tên là bánh gạo nếp xào Hoàng Gia. Ganjang tokbokki có lịch sử từ thời kỳ Chosun (1382 – 1910). Người ta dùng bánh tteok xào cùng thịt và rau xanh cùng với dầu đậu nành. Sự xuất hiện của món ăn này được mô phỏng trong vở kịch “Dae Janggum” với cảnh nàng Janggum nấu và dâng món tokbokki lên nhà vua. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi món bánh Hoàng Gia.
-
Bulgogi được ướp với nước tương (xì dầu) và đường, chính yếu tố đó làm cho món ăn mềm và thơm – một hương vị mà ai cũng có thể cảm nhận được. Không chỉ phần lớn các du khách, mà còn đại đa số người dân Hàn Quốc ưa thích món Bulgogi. Nó có vị ngọt và có nhiều nước và chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể chế biến được món ăn ngon này. Đó là lý do tại sao món Bulgogi được coi là món ăn số một trong các món ăn Hàn Quốc.
Khi ăn Bulgogi, người thường gói nó vào rau diếp, lá vừng hay các lá khác và cách ăn này mang lại vị giác chân thực hơn và nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ ăn Bulgogi không. Vì những lý do này, món Bulgogi mang đầy đủ chất dinh dưỡng và rất ngon miệng.10. Seafood pajeon – Hành trộn hải sản tẩm bột rán.
Sau khi trộn bột mỳ hoặc bột gạo với nước, rắc hành lá hoặc hẹ lên, thêm sò, hến, tôm, ..v..v rồi rán. Seafood pajeon thích hợp làm món nhậu.
-
Miến trộn Hàn Quốc – Japchae là một trong những món ăn cung đình, trước đây thường chỉ được dâng lên nhà vua; nay đã trở nên phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc. Cùng với kimbap, gimbap, bibimbap… miến trộn là món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên liệu chính của món ăn này là miến, thịt (thường là thịt bò) cùng các loại rau củ theo mùa (cà rốt, nấm, mộc nhĩ, hành tây) ăn không hề ngán, rất ngon mà lại đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đúng với tính chất “trộn”, bạn có thể bỏ các nguyên liệu mà mình thích. Tuy nhiên, nguyên liệu cơ bản để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, ớt chuông, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Các nguyên liệu phụ bạn thái sợi chỉ và xào vừa ăn (mỗi nguyên liệu xào riêng, chỉ rắc một chút muối lên mỗi loại). Công đoạn khó nhất của món này chính là luộc và trộn miến. Miến được dùng để làm Japchae thường là 당면.
-
Yangnyeom - tongdak – món gà rán được tẩm ướp nhiều loại gia vị đậm đà của xứ sở kim chi. Món ăn này nổi tiếng đến nỗi tên tuổi của nó đã vượt xa ra khỏi biên giới quốc gia và phủ sóng tại nhiều nước trên thế giới. Vẫn là lớp vỏ giòn rụm và vị ngọt của thịt gà bên trong mềm ẩm, lại có thêm lớp sốt Gochujang óng ánh bên ngoài trông vừa bắt mắt lại thơm ngon.
Yangnyeom Tongdak nổi tiếng bởi sự kết hợp của vị chua cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn khiến bạn không thể cưỡng lại được. Trong món này, gà được chế biến không khô, vị chua cay vừa phải. Lớp da giòn được chiên 2 lần, rưới cùng nước sốt truyền thống làm từ tương ớt. Nếu ăn một lần, bạn không thể không thử thêm vì những miếng gà ròn tan chín tới quyện cùng sốt chua cay quyến rũ.
-
Canh bò Seolleongtang được du nhập vào Hàn Quốc từ đâu và vào bao giờ cho tới nay vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Có giả thiết cho rằng món Canh bò có ảnh hưởng từ món canh Syul của người Mông Cổ thời nhà Nguyên. Có người lại lý luận: vào giai đoạn đầu thời Joseon, nhất là trong triều vua (Thế Tông) Sejong, theo lệ vua phép nước thì hàng năm cứ đến mỗi vụ gieo cấy lúa, nhà vua sẽ trồng cấy thử tại khoảnh ruộng Seonnongdan ở cửa phía đông ngoài thành.Tên món canh này bắt nguồn từ câu chuyện về một vị vua tổ chức một nghi lễ tại seonnongdan (bàn thờ) cùng các quan thần, và đã dâng một con bò làm vật tế lễ và sau đó chia canh xương bò với các quan thần. Khi đó sẽ có rất nhiều quan quân cùng người dân đến hỗ trợ, và nhà vua thường thiết đãi mọi người món canh bò này để tỏ ý cảm ơn.
Thế nên Canh bò là món ăn có nguồn gốc từ từ Seonnongdan. Vào năm 1910, Canh bò còn được gọi là Seoul Seolleongtang. Điều này chứng tỏ rằng người dân Seoul đã rất khoái khẩu với món ăn này. Sẽ rất ngon nếu ăn canh bò với cơm nóng gạo trắng.
-
Dakjuk hay còn gọi là cháo gà là món ăn vô cùng đơn giản như chính cái tên của nó nhưng lại thơm ngon và hấp dẫn vô cùng. Bạn chỉ cần ninh thịt gà với hành tây, rất nhiều tỏi, thêm gạo sushi cho đến khi nhừ. Vậy là đã có món Dakjuk, người Hàn vẫn gọi nó là cháo đặc mặc dù nó không hề có yến mạch.
Món ăn này của Hàn Quốc cũng đơn giản như tên gọi của nó nhưng lại mang một hương vị khó tả. Bạn chỉ cần ninh thịt gà với hành tây, rất nhiều tỏi, thêm gạo sushi cho đến khi nhừ. Vậy là bạn đã có món Dakjuk ( người Hàn vẫn gọi nó là cháo đặc mặc dù nó không hề có yến mạch.
-
Soondubu Jjigae có sự kết hợp phong phú của các nguyên liệu như đậu hũ, rau (đôi khi còn bao gồm nấm, hành tây), hải sản (thường là hàu, vẹm, nghêu, tôm), thịt (gồm thịt bò hoặc thịt lợn) và tương ớt (hoặc bột ớt). Tất cả được nấu trực tiếp vào trong các nồi bằng sứ truyền thống. Khi món hầm đang sôi, người Hàn thường đập thêm một quả trứng sống để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
Soondubu Jjigae thường được dùng chung với cơm trắng. Món ăn này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn rất dễ tiêu hóa nên rất được người dân Hàn Quốc ưa chuộng, nhất là vào mùa lạnh. Đặc biệt là những người thích ăn cay thì càng không thể bỏ qua món ăn này. Thế nhưng, nếu du khách không quen ăn cay thì có lẽ ngay từ miếng đầu tiên cũng khiến du khách chảy nước mắt không thể ăn tiếp.
-
Jajangmyeon hay jjajangmyeon là phiên bản Hàn Quốc của món mì Trác tương miến từ Trung Quốc. Món ăn này trộn với nước sốt đặc sánh gồm tương Chunjang, thịt thái hạt lựu và rau được chiên qua dầu ăn.[1] Ngoài ra món ăn này còn dùng kèm hải sản.
Mặc dù tên gọi Jajangmyeon xuất phát từ món mì Trác tương miến, món Jajangmyeon Hàn Quốc khác nhau theo nhiều khía cạnh. Yong Chen, một giáo sư lịch sử tại Đại học California, Irvine, lập luận rằng mặc dù món ăn ban đầu là "zhájiàngmiàn"- món mì sốt tương đậu từ Bắc Trung Quốc, nhưng nó hoàn toàn đặc trưng của Hàn Quốc. Vào giữa những năm 50 ở Hàn Quốc, ngay sau Chiến tranh Triều Tiên, jajangmyeon đã được bán với giá thấp để bất cứ ai cũng có thể ăn nó mà không gặp trở ngại. Jajangmyeon kiểu Hàn Quốc mới bắt đầu trở nên phổ biến bùng nổ trong số nhiều thương nhân ghé vào cảng Incheon, trung tâm thương mại và nhiều công nhân bến tàu làm việc trong chợ cá, và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước.
-
Songpyeon là 1 món ăn đặc trưng của lễ Chuseok, được làm từ bột gạo có nhân là hạt vừng, đậu đỏ, hạt dẻ và các nguyên liệu bổ dưỡng. Nếu như bánh Trung thu ở Việt Nam được làm dạng hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho trời và đất thì songpyeon được làm dạng hình bán nguyệt có kích thước như 1 quả bóng golf. Khi hấp songpyeon, bánh được xếp xen kẽ với lá thông để tạo nên hương vị thanh khiết đặc trưng của món bánh này.
Bánh Songpyeon - bánh trung thu Hàn Quốc được làm từ bột gạo nhào với nước và kết hợp với nhiều phần nhân khác nhau như đậu xanh, hạt mè hay hạt dẻ cực kì đa dạng. Bánh được nặn thành hình bán nguyệt và hấp chín. Songpyeon được dùng trong ngày lễ Chuseok (Tết Trung Thu) và đây là một lễ lớn nhất ở Hàn. Người Hàn tin rằng, bánh songpyeon hình trăng khuyết ăn trong đêm trung thu sẽ tạo nên sự sinh sổi nảy nở tốt đẹp và họ sẽ có một cô con gái xinh xắn.
-
Hotteok là một loại bánh rán Hàn Quốc rất đa dạng, và là thức ăn đường phố nổi tiếng của Triều Tiên. Nó thường được dùng trong suốt mùa đông. Ở Hàn Quốc, hỗn hợp hotteok trộn sẵn được bán dưới dạng bao bì nhựa. Hỗn hợp còn đi kèm với nhân đường nâu và đậu phộng hoặc vừng.
Nếu nói bánh Hotteok là loại bánh thuần túy Hàn Quốc thì cũng không chính xác lắm. Bởi theo những gì lịch sử ghi lại thì loại bánh này lại bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi cảng Incheon mở cửa thì người Hoa đã sang nhập cư tại Hàn Quốc và đồng thời cũng mang vài nét ẩm thực Trung Hoa du nhập vào xứ xở kim chi này.