Top 10 Món ăn từ trái cóc đốn tim các tín đồ ăn vặt

Thu Hoai 4948 0 Báo lỗi

Trái cóc là thuộc một loại cây ăn quả, có lớp thịt dày, cứng và có vị chua ngọt, trái cóc có thể chữa trị rất nhiều bệnh và rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây, ... xem thêm...

  1. Cóc dầm bò khô là món ăn vặt ưa thích của nhiều bạn trẻ với vị chua chua, giòn giòn của quả cóc, chút cay mềm của bò khô rất hấp dẫn, vô cùng cuốn hút vị giác và có cách làm cực kì đơn giản.


    Nguyên liệu:

    • 400 gram cóc non
    • 40 gram thịt khô bò sợi
    • 5 gram ớt hiểm
    • 5 gram đậu phộng
    • 1 muỗng canh muối Tây Ninh
    • 1 muỗng canh ớt bột
    • 1 muỗng canh đường trắng
    • 2 muỗng canh nước mắm

    Cách làm:

    • Cóc non mua về đem gọt vỏ rồi dùng nước rửa sạch nhựa, sau đó cắt đôi hoặc cắt làm bốn. Lưu ý, không cắt quá nhỏ, cóc khi thành phẩm sẽ mất đi độ giòn đặc trưng.
    • Chuẩn bị một tô nước đá, cho cóc đã sơ chế vào ngâm khoảng 30 phút. Cách này giúp cóc bớt chua và giòn hơn rất nhiều. Vì cóc non có độ chua vừa phải nên bạn không cần cho thêm muối hay đường vào trong nước ngâm. Tuy nhiên, với những bạn có khả năng ăn chua kém thì vẫn có thể cho thêm ít đường nhé.
    • Đủ thời gian, vớt cóc ra ngoài và để ráo. Sau đó cho vào tô và trộn đều cùng 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng canh nước mắm, 5 gram lát ớt hiểm. Dùng tay trộn đều và để yên khoảng 5 phút cho cóc thấm gia vị.
    • Tiếp theo, cho khô bò sợi và đậu phộng vào, trộn đều thêm lần nữa là có thể thưởng thức. Để hấp dẫn hơn, bạn nên thêm thắt ít rau răm. Cóc dầm trộn khô bò chua chua cay cay, kích thích vị giác vô cùng.
    Cóc dầm bò khô
    Cóc dầm bò khô
    Cóc dầm bò khô

  2. Bạch tuộc lắc cóc non thường là sự kết hợp giữa bạch tuộc tươi non và cóc non tươi, kèm theo các loại rau sống và gia vị tùy ý. Món ăn này mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, với hương vị tươi ngon và màu sắc bắt mắt.


    Nguyên liệu:

    • Bạch tuộc: 500 gr
    • Cóc non: 200 gr
    • Tép sấy: 70 gr
    • Ớt bột: 1 muỗng canh
    • Gừng: 1 củ
    • Lá ổi: 20 gr
    • Hành tím: 3 củ
    • Ngò gai: 10 gr
    • Dưa leo: 2 trái
    • Gia vị: Hạt nêm, muối, nước mắm, đường thốt nốt, tiêu...
    • Dụng cụ: nồi, tô, chén, dao...

    Cách làm:

    • Sơ chế nguyên liệu: Bạch tuộc rửa sạch, để ráo. Cóc non bạn gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Hành tím gọt vỏ, cắt lát. Ngò gai rửa sạch cắt nhỏ.
    • Làm nước mắm: Bạn bắc nồi lên bếp, cho 350 gr đường thốt nốt vào, thêm 200 ml nước mắm, nấu cho tan đường ở lửa nhỏ sau đó để nguội. Khi nước mắm đã nguội bạn đổ vào tô thêm 1 muỗng canh ớt bột, 3 củ hành tím, 2 trái ớt cắt lát, 1 muỗng cà phê tiêu xay, đảo đều.
    • Luộc bạch tuộc: Bạn bắc nồi lên bếp, thêm 1 ít lá ổi, 3 lát gừng, 1 lít nước sôi, 3 muỗng canh nước me, thêm bạch tuộc vào luộc 7 phút. Sau khi bạch tuộc đã chín, bạn vớt ra để ráo sau đó cắt miếng vừa ăn
    • Trộn bạch tuộc: Bạn cho bạch tuộc vào tô, thêm cóc non, 1 ít tép sấy, ngò gai, nước mắm đã pha. Sau đó bạn lắc đều cho các nguyên liệu thấm gia vị. Cho ra đĩa và thưởng thức thôi.
    Bạch tuộc lắc cóc non
    Bạch tuộc lắc cóc non
    Bạch tuộc lắc cóc non
  3. Cóc non ngâm chua ngọt là một món ăn truyền thống phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là trong ẩm thực Đông Nam Á. Món này được tạo ra bằng cách ngâm cóc non tươi trong một hỗn hợp chua ngọt gồm đường, muối và nước. Quá trình ngâm làm cho cóc non trở nên mềm ngọt và mang hương vị đặc trưng.


    Nguyên liệu:

    • Cóc non: 1 kg
    • Đường vàng: 100 gr
    • Đường trắng hoặc đường phèn: 300- 400 gr
    • Nước lọc: 800 ml
    • Muối, ớt tươi
    • Lọ đựng.

    Cách làm:

    • Cóc non chọn quả tươi ngon, trái nhỏ vừa.
    • Cóc bào bỏ vỏ, ngâm vào thau nước muối. Làm lần lượt cho đến hết. Rửa lại cho sạch, ngâm vào thau nước muối mặn 4 - 5 tiếng cho ra chất chua.
    • Nấu 800 ml nước với 100 gr đường vàng và 300 - 400 gr đường trắng, thêm xíu muối. Nấu sôi để thật nguội.
    • Cóc non sau khi ngâm vài tiếng, rửa lại vài lần với nước, để ráo.
    • Cho cóc non vào lọ sạch, thêm vài trái ớt. Cho nước ngâm vào ngập mặt. Đậy kín nắp, để ngoài 2 - 3 tiếng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. 1 - 2 ngày sau là ăn được.
    Cóc non ngâm chua ngọt
    Cóc non ngâm chua ngọt
    Cóc non ngâm chua ngọt
  4. Món này kết hợp giữa chân gà và cóc non chua, tạo nên một sự kết hợp ngon miệng và hương vị độc đáo. Khi thưởng thức chân gà sốt thái cóc non, bạn sẽ được trải nghiệm hương vị đậm đà của chân gà cùng với sự tươi ngon và giòn của cóc non. Sự kết hợp giữa chân gà và cóc non tạo nên một món ăn thú vị, phù hợp để thưởng thức trong bữa ăn gia đình hoặc gặp gỡ bạn bè thì đây sẽ là một món ăn vặt tuyệt đỉnh.


    Nguyên liệu:

    • 300 gram cóc non
    • 700 gram chân gà
    • 5 lá chanh
    • 5 cây sả
    • 3 tép tỏi
    • 1 củ hành khô
    • 400 ml nước cốt me
    • 2 thìa cafe mì chính
    • 2 thìa canh đường
    • 2 thìa cafe ớt bột
    • 1 thìa canh nước mắm
    • 2 thìa cafe bột năng
    • 1 thìa cafe bột canh

    Cách làm:

    • Chân gà rửa sạch, cắt móng, chặt đôi, đun sôi 1 nồi nước,cho chân gà vào luộc trong 10p đến khi chân gà chín thì vớt ra âu nước lạnh,cóc non gọt vỏ, cắt đôi quả.
    • Sả cắt gốc rửa sạch, thái thành từng khúc dài 0,5cm, lá chanh rửa sạch thái sợi, hành tỏi bóc vỏ, cho sả, tỏi, hành khô vào máy xay nhỏ
    • Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng cho hỗn hợp vừa xay vào xào thơm, đổ nước cốt me vào, thêm mì chính, ớt bột, đường, nước mắm, bột canh vào đảo đều, đun đến khi sốt cạn bớt nước, hòa bột năng với 2 thìa canh nước cho tan sau đó đổ vào chảo sốt khuấy đều đến khi sốt sôi và sệt lại thì tắt bếp để nguội
    • Cho chân gà, cóc, lá chanh vào bát to, cho sốt vào rồi đeo bao tay trộn đều, để 20p hút cho ngấm sốt rồi thưởng thức thôi.
    Chân gà sốt thái cóc non
    Chân gà sốt thái cóc non
    Chân gà sốt thái cóc non
  5. Cóc dầm muối ớt là một món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị chua cay mặn ngọt hài hòa, kích thích vị giác. Cóc dầm muối ớt có vị chua của cóc, mặn của muối, cay của ớt, ngọt của đường hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn. Miếng cóc giòn giòn, chua chua, cay cay, mặn mặn, ngọt ngọt khiến người ăn chỉ muốn ăn mãi không thôi.


    Nguyên liệu:

    • Cóc non
    • Đường
    • Bột canh
    • Ớt bột Hàn Quốc

    Cách làm:

    • Cóc rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn, cho vào tô.
    • Cho vào 4 thìa đường, 3 thìa bột canh, 1 thìa ớt bột Hàn Quốc.
    • Trộn đều nguyên liệu, nhẹ tay trộn và khi đường và bột canh bám đều lên miếng cóc là bạn có thể thưởng thức.
    Cóc dầm muối ớt
    Cóc dầm muối ớt
    Cóc dầm muối ớt
  6. Gỏi cóc xanh là một món ăn dân dã, dễ làm nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Món ăn này được làm từ những quả cóc xanh, giòn, chua ngọt, kết hợp với các loại rau thơm và gia vị. Ăn cực kì bắt miệng và là "chân ái" của các tín đồ ăn vặt phải không nào?


    Nguyên liệu:

    • 4 trái cóc (loại lớn)
    • 400g tôm (tôm thẻ, tôm sú)
    • 2 củ hành tím
    • 5 tép tỏi
    • 2 trái ớt
    • 5 muỗng canh nước mắm
    • 2 muỗng canh đường
    • 1 gói bánh phồng tôm
    • 1 ít rau răm, đậu phộng, mè

    Cách làm:

    • Cóc gọt vỏ, cắt lát mỏng rồi trộn với đường trong 15 phút.
    • Tôm lấy chỉ lưng, luộc chín rồi bóc vỏ.
    • Cóc sau khi ngâm đường, cho vào 3 - 5 muỗng canh nước mắm, trộn đều rồi nếm thử sao cho vừa ăn.
    • Cho thêm tỏi bằm, ớt bằm, rau răm cắt nhuyễn, hành tím cắt lát, mè rang rồi trộn đều.
    • Bày gỏi cóc ra dĩa, rắc thêm ít đậu phộng, mè rang cho thơm.
    Gỏi cóc xanh
    Gỏi cóc xanh
    Gỏi cóc xanh
  7. Món nộm cóc xanh tôm khô là một món ăn độc đáo và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Món nộm cóc xanh tôm khô thường được dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc hoặc như một món ăn nhẹ vào mùa hè. Với hương vị tươi mát và sự kết hợp của các nguyên liệu tươi ngon, nộm cóc xanh tôm khô sẽ làm hài lòng vị giác của bạn.


    Nguyên liệu:

    • 5 - 6 quả cóc xanh, loại lớn
    • 1 nhúm tôm khô
    • Rau răm, ớt bột, đường, nước mắm, tỏi, muối
    • Ruốc (thịt chà bông), lạc rang chín.

    Cách làm:

    • Bước 1: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, ngâm vào âu nước muối pha loãng để cóc ra bớt mủ, sau đó rửa lại cho thật sạch, để ráo.
    • Bước 2: Tôm khô ngâm nở, rửa lại cho thật sạch, dùng cối giã thô. Đun nóng một ít dầu ăn, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào khoảng từ 2 đến 3 phút, nêm vào một ít nước mắm, để nguội.
    • Bước 3: Dùng dụng cụ bào, bào cóc thành từng lát mỏng tròn, hoặc bào sợi. Rau răm rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
    • Bước 4: Cho cóc đã bào vào âu sạch, thêm tôm khô. Pha khoảng hai thìa nhỏ nước mắm với hai thìa nhỏ đường, hòa cho đường tan, thêm ớt bột.
    • Bước 5: Trộn bát nước mắm vào âu cóc, khi dùng bên trên rắc lạc rang, ruốc thịt và rau răm. Trộn đều lên, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, dùng kèm với bánh đa nướng.
    Nộm cóc xanh tôm khô
    Nộm cóc xanh tôm khô
    Nộm cóc xanh tôm khô
  8. Cóc xí muội thực sự là một món ăn vặt tuyệt vời mà dân ăn vặt yêu thích ở Việt Nam. Cóc xí muội có hương vị chua ngọt độc đáo, khiến bạn khó mà kìm lòng được đó nha. Cóc xí muội thường được bày bán ở các quầy hàng ăn vặt hoặc trên các xe đẩy đường phố. Với hương vị chua ngọt độc đáo và mát lạnh, cóc xí muội sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt và thỏa mãn khẩu vị của bạn.


    Nguyên liệu:

    • Trái cóc non
    • Đường trắng và gia vị gồm bột xí muội (có thể dùng ô mai xí muội), ớt bột.

    Cách làm:

    • Gọt vỏ, rửa sạch cóc rồi cắt tỉa tùy thích.
    • Cho muối vào nước rồi ngâm cóc cho hết nhớt rồi vớt ra rửa sạch.
    • Ướp cóc với đường, xóc đều.
    • Tách nước đường và cóc riêng ra, cho thêm xí muội vào cóc rồi trộn đều lên.
    • Cho cóc đã trộn đều vào lọ thủy tinh sạch, cất tủ lạnh ăn dần.
    Cóc xí muội
    Cóc xí muội
    Cóc xí muội
  9. Mứt cóc là một món tráng miệng truyền thống ngon miệng và hấp dẫn, rất được ưa chuộng trong các dịp Tết của Việt Nam. Món này được làm từ quả cóc tươi, chín mọng và ngọt tự nhiên. Mứt cóc không chỉ mang lại hương vị mới, mà còn có lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, mứt cóc cũng cung cấp chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự cân bằng cholesteron trong cơ thể.


    Nguyên liệu:

    • 1kg cóc
    • 400g đường
    • Muối

    Cách làm:

    • Cóc mua về gọt vỏ, ngâm trong nước muối loãng. Rửa sạch, để ráo. Dùng nĩa xăm 2 bên cóc.
    • Xốc đều cóc với 400g đường. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Cho cóc vào tủ lạnh, để qua đêm.
    • Cho cóc và nước đường vào chảo. Để lửa lớn cho nước đường sôi. Vắt vào 1 miếng chanh nhỏ, vặn lửa nhỏ. Thỉnh thoảng đảo cóc.
    • Cho cóc vào khay, đặt vào rãnh giữa của lò. Sấy ở nhiệt độ 60 độ C, 2 lửa, quạt, 1 - 3 tiếng. Mở cửa lò, khi cóc đã nguội hoàn toàn thì cho vào hũ, đậy kín.


    Mứt cóc
    Mứt cóc
    Mứt cóc
  10. Gân bò trộn cóc non là một món ăn mới lạ của thế giới ăn vặt, được nhiều người yêu thích bởi hương vị chua ngọt, đậm đà. Cóc non có vị chua thanh, gân bò dai giòn, hành khô thơm lừng, kết hợp với nhau tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn. Món ăn này có thể ăn kèm với bánh tráng, đậu phộng rang, bánh phồng... hoặc ăn không cũng rất ngon.


    Nguyên liệu:

    • Gân bò 300 gr (Gân trong)
    • Cóc 300 gr (Trái non)
    • Muối 1/2 muỗng cà phê
    • Hành lá 10 gr (Đầu hành trắng)
    • Nước mắm 70 ml
    • Giấm 50 ml
    • Đường trắng 70 gr
    • Tỏi băm 10 gr
    • Gừng băm 10 gr
    • Sả 20 gr
    • Ớt băm 10 gr
    • Ớt bột 10 gr

    Cách làm:

    • Luộc gân bò với muối và hành lá trong 30 phút với lửa nhỏ. Sau đó vớt ra ngâm gân bò vào nước đá để gân bò giòn hơn.
    • Thái gân bò và cóc non thành từng miếng vừa ăn.
    • Làm nước trộn bằng cách pha hỗn hợp nước mắm, giấm, đường trắng, tỏi, gừng, sả, ớt, ớt bột.
    • Cho gân bò, cóc non và nước trộn vào một tô lớn, trộn đều. Có thể ăn luôn hoặc bạn có thể để 30 phút cho thấm gia vị nhé.
    Gân bò trộn cóc non
    Gân bò trộn cóc non
    Gân bò trộn cóc non



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy