Luyện kỹ năng truyền đạt cảm xúc, cảm hứng
Khi diễn đạt trước đám đông, hãy nhớ rằng thông tin rõ ràng thôi chưa đủ, còn cần kết hợp lập luận và thể hiện cảm xúc. Cảm xúc là thứ thôi thúc, làm cho rung động, dễ tác động vào tâm trí người nghe. Khán giả luôn thích nghe những câu chuyện, nên bạn hãy thủ sẵn cho mình vài câu chuyện nhỏ liên quan đến chủ đề thuyết trình như vậy sẽ cuốn hút người nghe hơn rất nhiều. Và bạn cũng sẽ không bị "ừm, à" với câu chuyện kể quen thuộc của mình.
Để câu chuyện chạm đến trái tim người nghe bạn cần tìm hiểu rõ về đối tượng nghe (trình độ, học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, lý do tham dự, v.v.) mà bạn muốn thuyết phục bao nhiêu thì bạn càng dễ biết cách dùng các loại thí dụ để minh họa, gợi cảm xúc nơi họ và khiến họ rung động bấy nhiêu.
Bên cạnh đó bạn nên điều chỉnh giọng nói, kết hợp sử dụng điệu bộ, cử chỉ một cách tự nhiên tỏ rõ sự lịch thiệp, tôn trọng và chân thành để nhấn mạnh tạo thu hút sự chú ý nơi khán giả. Hãy ghi nhớ nhất thanh nhì sắc khi đọc bài thuyết trình cần lưu ý giọng phải có điểm nhấn trầm bổng có nhịp điệu (như một bài hát bạn sẽ thấy mở đầu nhẹ nhàng đến điệp khúc cao trào và kết thúc sâu lắng), đừng đọc đều đều một giọng sẽ ru ngủ người nghe. Cơ thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giọng nói, ví dụ khi bạn buồn giọng sẽ buồn, ngược lại bên trong mình vui giọng sẽ vui, vì vậy khi đến những đoạn cần buồn thì bạn hãy trùng cơ thể xuống. Đó là toàn bộ các kĩ năng về giọng nói và ngôn ngữ, bạn hãy cố gắng tu luyện cho thành thạo giúp lôi cuốn mọi người.