Đền Thiên Đàn
- Tên gọi: Đền Thiên Đàn, Đền Thiên Đường
- Kiểu dáng kiến trúc: Phật giáo
- Diện tích: 273 ha
- Năm xây dựng: năm 1420
- Quốc gia: Trung Quốc
Đền Thiên Đàn là một công trình tôn giáo rộng lớn nằm phía Đông Nam Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một công trình to lớn có giá trị văn hóa cao, được UNESCO xếp vào di sản văn hóa của thế giới. Quần thể Thiên Đàn được xây dựng từ năm 1420 thời Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế, là thực hiện nghi lễ tế thần.
Quần thể đền Thiên Đàn được xây dựng trên diện tích 273 hecta của khuồn viên, bao gồm 3 tổ hợp ông trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học. Thiết kế của Thiên Đàn thể hiện tư tưởng vươn ra không trung, hướng tới chân trời cao. Ẩn mình sau những bức tường cao, quần thể công viên thiên Đàn là một nơi nghỉ ngơi tuyệt vời giữa những con phố náo nhiệt của Bắc Kinh. Khi đến thăm ngôi đền Thiên Đàn, hãy chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật khỏe mạnh vì du khách sẽ phải đi bộ khá nhiều. Người Trung Quốc đã phát huy hết sức trí tưởng tượng của họ trong quá trình xây dựng đền. Nổi bật nhất là sự đột phá về màu sắc rõ nét. Những cung điện nguy nga thời xưa thường đượ lợp mái vàng- tượng trung cho vương quyền nhưng mái ngói của đền Thiên Đàn lại sử dụng màu xanh làm - màu sắc của bầu trời.