Top 10 Điểm đến hấp dẫn nhất tại thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp

Vi Vu Vơ 5458 1 Báo lỗi

Là một thành phố lâu đời ở vùng Đồng Tháp Mười, Sa Đéc mang mang đậm chất cổ điển nhưng không kém phần năng động khi mà nơi đây có nhiều vườn hoa nổi tiếng, ... xem thêm...

  1. Làng hoa Sa Đéc nằm ở xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là xứ sở của các loài hoa kiểng có truyền thống cả trăm năm trên ảnh đất màu mỡ phù sa, "kiêu hãnh" khoe sắc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khách du lịch bốn phương lại tụ hội về đây thưởng ngoạn sắc hoa và mua sắm cây kiểng chơi xuân. Những cánh hoa đủ màu sắc tỏa hương rực rỡ sắc màu trải dài trên từng thớ đất quả thật khiến lòng người mê đắm. Những người nông dân nơi đây đều tỉ mẩn chăm sóc cho từng cây hoa. Hoa nơi này thường được trồng trên các giàn, phía dưới là ruộng nước để tiện tưới tiêu và luôn giữ độ ẩm.

    Làng hoa Sa Đéc có tới khoảng 2.000 loài hoa khác nhau và gần 2.000 hộ dân làm nghề, đóng góp phần lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố Sa Đéc. Nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng và tính toán đầu ra cẩn thận, làng hoa ngày càng phát triển và thịnh vượng. Khi thu hoạch hoa, người nông dân tại đây dùng thuyền di chuyển để đưa hoa từ các giàn lên bờ. Sau đó, những cánh hoa tuyệt đẹp này sẽ được tập trung ở cạnh sông Sa Đéc rồi vận chuyển đi bằng xe tải hoặc thuyền. Nếu là người đã trót phải lòng vẻ đẹp của các loài hoa, bạn hãy đến làng ha Sa Đéc 1 lần để được tận mắt chiêm ngưỡng hoa hồng nhung, hoa cúc đồng tiền, hoa lan hồ điệp... đua nhau khoe sắc tại đây.

    Tạp dáng khoe sắc bên hàng hoa hướng dương
    Tạp dáng khoe sắc bên hàng hoa hướng dương
    Cổng vào làng hoa Sa Đéc
    Cổng vào làng hoa Sa Đéc

  2. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay; nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi, trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung là một minh chứng về năm hóa tâm linh của họ.


    Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách có niên đại trên trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan. Công trình khiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Chùa do một nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc dựng nên để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, cũng là để liên kết cộng đồng, hội họp, bàn bạc việc buôn bán, trao đổi thông tin.


    Chùa được khởi công năm 1924 (Giáp Tý) và hoàn thành năm 1927 (Đinh Mẹo). Trong 3 năm trời đằng đẵng ấy, những người thợ từ Phúc Kiến sang đã cùng với những người thợ xây của Sa Đéc miệt mài lao động, tạo nên những đường nét, họa tiết, hoa văn, tiểu tượng… để trở thành một công trình kiến trúc uy nghiêm, rực rỡ theo phong cách đền miếu của Trung Hoa. Nét độc đáo của ngồi chùa là hàng rào xây bằng xi măng nhưng được chế tác như những cọc tre xanh dân dã. Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ.


    Mặt tiền của chùa được thiết kế hài hòa với 3 gian chính, mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng trải nền cho 6 ngọn sóng cong vút lên cao mà 6 đầu ngọn sóng ấy là 6 cung điện nguy nga, tráng lệ được thu nhỏ, biểu trưng cho tinh thần vượt khó và thành đạt.

    Phía trước sân chùa Kiến An Cung
    Phía trước sân chùa Kiến An Cung
    Không gian bên trong chùa
    Không gian bên trong chùa
  3. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một nhà văn Pháp Marguerite Duras, và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20.


    Ngôi nhà vốn là nơi ở của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê – là người tình đầu tiên của nữ văn sĩ người Pháp, Marguerite Duras. Mối tình này về sau trở thành hồi ký để bà viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Người tình (The Lover) năm 1984. Tác phẩm này được đạo diễn người Pháp Jean-Jaques Annaud chuyển thể thành phim L’Amant năm 1992.


    Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.

    Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, ngôi nhà vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và trở thành biểu tượng cho một nền kiến trúc độc đáo hàng trăm năm trước.

    Cô gái trẻ tạo dáng bên căn nhà
    Cô gái trẻ tạo dáng bên căn nhà "Người Tình"
    Không gian cổ kính bên trong ngôi nhà cổ
    Không gian cổ kính bên trong ngôi nhà cổ
  4. Chùa Bà có tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu Cung, hay còn được gọi là Thiên Hậu Miếu tọa lạc tại số 143 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa có lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Trung Hoa. Nhìn từ ngoài vào, chùa có khoảng sân khá rộng và sâu, hai sắc màu vàng đỏ của toàn bộ ngôi chùa tương phản trên nền trời xanh càng tô đậm vẻ uy nghiêm, cổ kính, rực rỡ.


    Chùa do nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến ở Sa Đéc xây dựng vào năm 1867 để làm nơi thờ cúng và dùng cho việc sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Chùa thờ bà Thiên Hậu có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến), được sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa, là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân. Bà có công cứu độ những người đi ghe, thuyền ngoài biển bị sóng gió đánh chìm.


    Ban đầu, chùa được cất bằng tre lá đơn sơ, trên một khuôn viên chật hẹp. Năm 1886, chùa được trùng tu, mở rộng diện tích, xây gạch, ốp đá, trang trí nguy nga. Hầu hết các nguyên vật liệu để trùng tu ngôi chùa đều được chở từ Trung Quốc sang. Cho đến nay chùa gần như vẫn giữ được kiến trúc cũ và được biết đến là chùa Bà đẹp nhất miền Tây.

    Không gian phía trước chùa
    Không gian phía trước chùa
    Chùa người Hoa thường phổ biến kiểu nhang vòng này
    Chùa người Hoa thường phổ biến kiểu nhang vòng này
  5. Đình Thần Vĩnh Phước tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đình là một di tích lịch sử – văn hóa độc đáo mang đậm phong cách của ngôi đình Nam bộ. Không chỉ lưu giữ khá nguyên vẹn nét độc đáo của kiến trúc cổ kính, đình Vĩnh Phước còn sở hữu 6 sắc phong thần của nhà Nguyễn.


    Đình Vĩnh Phước được thành lập gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp. Căn cứ vào sắc thần “Tự Đức ngũ niên” (tức vào năm 1852) ban cho bổn cảnh thành hoàng thôn Vĩnh Phước thì ngôi đình có thể đã có từ trước năm 1852 (giữa thế kỷ XIX). Ban đầu, đình được dựng sơ sài, gọn nhỏ trên một mảnh đất thuộc thôn Vĩnh Phước, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.Đến năm 1898, có một số gia đình gần đó đã hỷ cúng một miếng đất thành khoảnh, vuông vức để đến năm 1904 thì đình được khởi công xây dựng lại. Ngôi đình có được như ngày hôm nay đã phải trải qua những biến cố của thời cuộc nhưng vẫn giữ được những đường nét kiến trúc như thuở ban đầu.


    Đình Vĩnh Phước được thiết kế như những ngôi đình cổ ở Nam Bộ, mái lợp ngói âm dương, kiểu thượng lầu hạ hiên, trên mái có nhiều hình đắp nổi theo những điển tích xưa mang nội dung thiện- ác, thái bình- thịnh vượng…Đình có hệ thống khung liên kết thật chắc, thật khỏe, thừa sức chịu lực; toàn bộ khung sườn đều bằng gỗ mà sự chống đỡ chủ yếu là những cột, kèo, xuyên, trính và những cây trỏng được chỏi từ lưng xuyên lên, kết cấu chịu lực; bao lam, thành vọng, hoành phi, liễn đối được chạm khắc rất công phu, sơn son thếp vàng. Nằm khép mình trong không gian tĩnh lặng hiếm hoi giữa trung tâm phố thị náo nhiệt bậc nhất Sa Đéc, đình Vĩnh Phước như nốt lặng làm hài hòa bản tấu của đô thị bên bờ sông Tiền thơ mộng. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2003, đình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

    Cổng tam quan đình Vĩnh Phước.
    Cổng tam quan đình Vĩnh Phước.
    Bên trong đình trang trí nhiều hoành phi, câu đối... bằng gỗ được chạm khắc công phu.
    Bên trong đình trang trí nhiều hoành phi, câu đối... bằng gỗ được chạm khắc công phu.
  6. Sa Đéc hiền hòa với cây lành trái ngọt, với hoa kiểng cổ truyền thanh lịch. Nhưng Sa Đéc còn nổi tiếng bởi nhân gian truyền tụng câu : “Sa Đéc là đất Phật”. Du lịch Sa Đéc, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và sùng kính trước hơn 50 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rãi rác khắp địa bàn thành phố. Và có một ngôi chùa mà không ai không dừng chân ghé thăm, đó là Phước Hưng cổ tự.


    Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương, tọa lạc tại số 461 đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Pháp. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng đặc sắc gắn liền sự ra đời của Phật giáo tại đô thị cổ Sa Đéc 300 năm.


    Chùa Phước Hưng do nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương đến đất Sa Đéc sanh cơ lập nghiệp dựng để thờ Phật vào năm 1838. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương Sa Đéc. Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn. Đây là truyền thống kiến trúc chùa của người Trung Hoa lẫn Việt Nam từ lâu đời.


    Hằng năm cứ vào ngày 19 tháng 7 âm lịch, chùa lại tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ hòa thượng Thích Minh Phước, vị sư trụ trì đầu tiên của chùa. Nếu có dịp du lịch Đồng Tháp, bạn nhớ ghé đến tham quan, vãn cảnh Chùa Phước Hưng, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi và khám phá những nét đẹp về kiến trúc văn hóa, truyền thống nơi đây.

    Ngôi chùa hơn một thế kỹ vẫn đứng sừng sững theo thời gian
    Ngôi chùa hơn một thế kỹ vẫn đứng sừng sững theo thời gian
    Cổng vào chùa bên cổng còn có dòng chữ Chùa Hương phía dưới chữ Phước Hưng Cổ Tự
    Cổng vào chùa bên cổng còn có dòng chữ Chùa Hương phía dưới chữ Phước Hưng Cổ Tự
  7. Chùa Kim Huê còn được gọi là chùa Hội Khánh (Hội Khánh Tự) hay chùa Bông tọa lạc tại số 41/2 Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa nằm kề bên rạch Cái Sơn thơ mộng với kiến trúc mang phong cách Trung Hoa rất ấn tượng, một vẻ đẹp cung đình uy nghiêm giữa lòng thành phố.


    Chùa Kim Huê được xây dựng từ năm 1806, theo lời chư Tăng trong chùa, danh xưng Hội Khánh Tự không biết xuất hiện từ lúc nào, chỉ biết rằng trên đà ngang của ngôi chùa cũ có khắc ba chữ ấy. Người ở đây quen gọi là chùa Bông vì lúc xưa trước chùa trồng rất nhiều hoa, do vậy chùa có tên là Kim Hoa Tự mà được đọc trại thành chùa Kim Huê.


    Từ những năm 1920-1945, nơi ngôi bảo tự này từng là trung tâm đào tạo gia giáo cho chư Tăng khắp lục tỉnh miền Tây, góp phần tài bồi ra nhiều bậc danh Tăng , tích cực đóng góp cho phòng trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ như: Hòa thượng Hành Trụ, Thiện Tường, Thới An, Huệ Hưng, Từ Nhơn…Từ lúc thành lập cho đến nay, chùa đã trải qua chín đời trụ trì. Hiện nay chùa được Hòa thượng Thích Thiện An đảm nhiệm, Hòa thượng là chứng minh Ban trị sự tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, Hòa thượng Thích Chánh Quả là vị có công lớn nhất và đóng góp nhiều nhất không những cho tỉnh nhà mà người góp phần rất lớn cho công cuộc chấn hưng Phật giáo. Hiện tại chùa được trùng tu lại rất khang trang với ngôi chánh điện rộng rãi trang nghiêm cho Phật tử đến tu tập và chiêm bái.


    Khuôn viên chánh điện rộng rãi, thoáng mát, hai bên có tổng cộng 6 cửa sổ nhỏ và 3 cửa cái lớn. Ngoài ra, ở chùa vẫn còn nhiều bức tượng xưa quý giá từ thời xây dựng chùa như tượng Phật A Di Đà, 2 tượng Hộ Pháp. Trong chùa có nhiều cảnh quan kiến trúc đẹp mắt và được thiết kế uyển chuyển, khéo léo, kết hợp với không gian trầm lắng, thanh bình và nhẹ nhàng, thi thoảng lại có tiếng chuông gió đong đưa, tiếng đọc kinh lầm rầm, tiếng trống chùa tịch mịch, rất thích hợp cho những ai đi du lịch Đồng Tháp muốn yên lặng bình tâm.

    Cây cầu đi bộ bắc qua rạch Cái Sơn thu hút rất nhiều các bạn trẻ chụp hình khi đến đây
    Cây cầu đi bộ bắc qua rạch Cái Sơn thu hút rất nhiều các bạn trẻ chụp hình khi đến đây
    Ngôi Chùa lặng lẽ nằm bên Rạch Cái Sơn
    Ngôi Chùa lặng lẽ nằm bên Rạch Cái Sơn
  8. Công viên Đa Séc là một địa điểm du lịch tại Thành phố Sa Đéc (Tỉnh Đồng Thápthuộc vùng Tây Nam Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Đồng Tháp khoảng 32 km. Công viên sa đéc hay người dân ở đây thường hay gọi với cái tên thân thuộc là công viên bác hồ. Đến Sa Đéc chơi chắc hẳn bạn sẽ thấy công viên này liền vì nó rất rộng lớn và qui mô, lại nằm ngay mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, Phường An Hòa, Thành phố Sa Đéc nên không khó để tìm.


    Công viên được đầu tư xây dựng khá rộng lớn, và trang trí quang cảnh cũng rất đẹp tượng có đài chủ tịch hồ chí minh cao lớn được đặt ở giữa.Cây cảnh được trồng và chăm sóc tỉ mỉ đã tạo được vẻ "xanh mát" của một công viên để mọi người có thể đến dạo chơi và giải trí. Không những thế các thảm cỏ cũng được chăm bón và cắt tỉa gọn gàng, khuôn viên cũng rất ít rác thải nên có thể nói đây là công viên xanh - sạch- đẹp. Những dịp lễ tết còn được tô điểm thêm bằng những bông hoa rực rỡ, làm cho công viên thêm nổi bật hơn nữa.


    Bên cạnh đó công viên còn được trang trí rất đẹp với dãy thác hoa nằm ngay bên cạnh luôn,công viên còn nổi tiếng vì có giỏ hoa tươi lớn nhất việt na một biểu tượng của thành phố hoa sa đéc.

    Tượng Bác Hồ đứng trang nghiêm tại công viên Sa Đéc
    Tượng Bác Hồ đứng trang nghiêm tại công viên Sa Đéc
    Thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam có chiều cao 12m, đường kính 19m và được kết từ 2.500 giỏ hoa tươi
    Thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam có chiều cao 12m, đường kính 19m và được kết từ 2.500 giỏ hoa tươi
  9. Với những du khách trẻ tuổi thì khi đi du lịch đến vùng nào cũng muốn khám phá vùng đất đó qua những trò chơi vui nhộn. Đến với miền đất Đồng Tháp, du khách chắc chắn sẽ nghe đến Khu du lịch Happy Land Hùng Thy. Đây là khu vui chơi giải trí có nhiều trò thú vị cho du khách ở nhiều độ tuổi khám phá. Nằm trong khuôn viên làng hoa Sa Đéc, du khách sẽ rất tiện khi ghé thăm làng hoa xong vào đây vui chơi, thư giãn.


    Khu vui chơi là tổ hợp các công trình cảnh quan hoa kiểng và các trò chơi giải trí miệt vườn. Những du khách thích những trò chơi năng động có thể tham gia các trò như đạp xe cầu khỉ, đu dây vượt sông, đi cầu khỉ, chèo xuồng, cầu lắc… Với những du khách thích sự nhẹ nhàng, thư thái thì có thể nhìn các du khách khác chơi hoặc dạo chơi chụp ảnh. Bên trong khu du lịch có nhiều tiểu cảnh được trang trí rất đẹp để du khách chụp cùng.


    Sau khi vui chơi thả ga, du khách có thể vào nhà hàng cũng nằm trong khu hoa kiểng Hùng Thy để thưởng thức các món ăn đặc trưng gồm: Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non hoặc bánh tráng đặc trưng của loại bột gạo Sa Đéc, cơm xào tỏi, cơm xào trứng, lẩu cá đồng, ốc hấp tiêu, …

    Khu Du lịch Happy Land Hùng Thy
    Khu Du lịch Happy Land Hùng Thy
    Khu Du lịch Happy Land Hùng Thy
    Khu Du lịch Happy Land Hùng Thy
  10. Trong số rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở tỉnh Đồng Tháp có kiến trúc cổ kính, khung cảnh đẹp mắt thì chùa Phước Kiển không phải là chùa đẹp nhưng vẫn được đông đảo du khách và Phật tử viếng thăm vì sở hữu một hồ sen rất đặc biệt. Nhắc đến hoa sen, người ta thường liên tưởng đến vẻ đẹp thanh cao, tinh tế mà mỏng manh. Nhưng hoa sen trong ngôi chùa Phước Kiển ở Đồng Tháp lại nổi tiếng bởi kích thước khổng lồ, có thể “cõng” người mà chỉ làm khẽ xao động mặt nước.


    Nếu đã có dịp du lịch Đồng Tháp, đừng bỏ qua cơ hội được ngắm loại lá sen vua này nhé. Để đến chùa, bạn đi theo tuyến quốc lộ 80, qua chợ Nha Mân thì rẽ trái, đi đường ven sông, hỏi người dân về cây cầu gỗ để đến chùa Lá Sen hoặc chùa Phước Kiển. Chùa Phước Kiển nằm ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập trước thời vua Thiệu Trị. Theo sư trụ trì Thích Huệ Từ thì trước đây ngôi chùa rất lớn, uy nghiêm, sở hữu không gian khoáng đãng, thanh tịnh, mát mẻ, Phước Kiển Tự còn từng là cơ sở hoạt động cách mạng. Tuy nhiên không may là vào năm 1966, bom đạn chiến tranh đã làm sập hoàn toàn ngôi chùa. Sau năm 1975, chùa được xây lại với kiến trúc đơn giản không cầu kỳ bao gồm: cổng vào, tháp thờ Phật Quan Âm và chính điện.


    Những hố bom được các sư thầy trong chùa dùng làm hồ sen. Vừa khỏa lấp được vết tích của chiến tranh vừa có chỗ để khách du lịch tham quan. Trong ao sen có một loài sen kỳ lạ và hiếm thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước Đông Nam Á.

    Chùa Lá Sen
    Chùa Lá Sen
    Chùa Lá Sen
    Chùa Lá Sen



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy