Top 10 Món ăn nổi tiếng nhất Hội An

Thủy Tinh 455 1 Báo lỗi

Hội An, nơi phố cổ yên bình xưa cũ chất chứa bao nét đẹp thanh bình của dân tộc. Các bạn biết không, người ta biết tới Hội An không chỉ có khung cảnh thơ mộng ... xem thêm...

  1. Bánh mì Hội An, khi nhắc đến hai tiếng này thì mọi người đều lướt qua thật nhanh mà chẳng thèm để ý đến nó bởi lẽ đây là món ăn bình dân quen thuộc của nhiều người Việt Nam. Tuy chỉ là thức ăn nhẹ nhưng bánh mì là món ăn đòi hỏi một quá trình chế biến khá công phu, với nhiều công đoạn khác nhau. Chỉ khi được cầm trên tay chiếc bánh mì nóng hổi với rất nhiều nhân bên trong bạn mới cảm thấy món ăn ăn này hấp dẫn đến nhường nào. Nếu thiếu một trong các loại nhân bên trong, ổ bánh mì sẽ mất đi hương vị thơm ngon của nó. Phần quan trọng nhất của chiếc bánh mì kẹp đó là bánh mì. Bánh mì để làm bánh mì kẹp phải là bánh làm từ bột mì tươi mới ra lò và luôn được giữ nóng, để đảm bảo độ giòn nhưng không quá cứng của lớp vỏ và độ mềm, dai của bột mì bên trong. Thay vì sử dụng thịt nguội như những nơi khác, bánh mì Hội An chỉ dùng thịt xíu thấm gia vị, chín mềm. Bên cạnh thịt xíu , pate cũng là nguyên liệu đóng góp một phần hương vị đặc trưng cho bánh mì Hội An.


    Quá trình chế biến pate cũng rất kỳ công, khi pate ra lò phải đảm bảo độ béo ngậy, mềm, không quá khô và dậy mùi thơm. Ngoài ra, còn có bơ đánh bằng tay từ trứng gà và dầu ăn vàng óng, béo ngậy và tan chảy, còn có các nguyên liệu đi kèm như chả thập cẩm bò heo, xíu mại, giăm bông… rau sống, đu đủ bóp chua sẽ khiến bánh mì không bị ngán, khác với nước sốt thịt ở những nơi khác, nước sốt ở đây được lấy một phần từ nước xíu thịt, có nêm nếm thêm cho thật vừa miệng, vì vậy mà có vị ngon ngọt tuyệt vời.Sắp xếp nguyên liệu trong mỗi chiếc bánh dường như cũng được người bán tính toán và sắp đặt theo một thứ tự riêng, hết sức kĩ càng. Sự sắp đặt và hòa quyện của tất cả các nguyên liệu đã đến cho bánh mì Hội An một hương vị riêng biệt mà không nơi nào có được, Ngoài ra màu sắc cũng vô cùng sống động, hấp dẫn bởi những màu sắc của nguyên liệu: xanh, đỏ, trắng, vàng… khiến bạn không thể cầm lòng trước một món ăn dậy mùi quyến rũ lại vừa đẹp mắt.

    Bánh mì Hội An
    Bánh mì Hội An
    Bánh mì Hội An
    Bánh mì Hội An

  2. Văn hoá Hội An là sự giao thoa và kết hợp từ nhiều nền văn hoá khác nhau, trong đó văn hoá Đại Việt vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ngoài thể hiện qua các phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, tín ngưỡng - tôn giáo… nét đặc sắc và đa dạng trong văn hoá Hội An còn thể hiện qua ẩm thực. Hội An có nhiều món ăn nổi tiếng lâu đời, có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó nổi bật có thể kể đến hoành thánh. Hoành thánh hay còn gọi là vằn thắn, mằn thắn là một món ăn có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và hiện khá phổ biến tại nhiều nước Á Đông. Cách gọi “hoành thánh” hay “vằn thắn” bắt nguồn từ âm Quảng Đông. Khi dịch ra âm Hán Việt, “hoành thánh” là “vân thôn”, có nghĩa là “nuốt mây”. Một viên hoành thánh gồm hai phần: phần vỏ và phần nhân. Phần vỏ được làm từ bột mì. Phần nhân thường làm từ thịt heo, tôm, mộc nhĩ, hành lá… Tất cả thái nhuyễn và trộn đều với nhau. Khi trộn, người ta sẽ ướp thêm gia vị gồm tiêu, muối, đường…

    Để có được viên hoành thánh, người ta trải miếng vỏ ra, cho một ít nhân vào giữa rồi gói lại. Hoành thánh có hai cách chế biến phổ biến là hoành thánh nước (có thể ăn cùng với mì) và hoành thánh chiên. Mỗi cách chế biến mang đến hương vị thơm ngon riêng. Hoành thánh Hội An được biết đến là một món ăn nổi tiếng tại Hội An. Món ăn này thường được bán vào đầu giờ chiều, là món ăn lót dạ cho du khách trước khi họ có thời gian thưởng thức món chính vì vậy hoành thánh có hương vị rất thanh nhẹ. Cái tên hoành thánh có vẻ đã quen thuộc với rất nhiều người tuy nhiên hoành thánh ở Hội An lại mang những nét riêng mà không nơi nào có được. Hoành thánh ở Hội An được làm từ bột mì, tôm cùng với trứng gà, khi ăn thì sẽ được cho thêm nước dùng có thơm mùi dứa, cà chua và nấm rơm rất là hấp dẫn. Nhìn thôi, chỉ ngửi mùi hương thanh nhẹ của nó thoáng qua thôi là đã không thể kiềm chế được bản thân mình rồi. Đừng bỏ lỡ món hoành thánh này khi tới Hội An nhé.

    Hoành thánh Hội An
    Hoành thánh Hội An
    Hoành thánh Hội An
    Hoành thánh Hội An
  3. Bánh bao, bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cũng như cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa thì mới đúng điệu, đậm đà. Đi Hội An bạn không chỉ được thưởng thức hai món bánh ngon với tên gọi độc đáo mà còn được tận mắt chứng kiến quá trình làm bánh khéo léo, công phu của họ. Bánh được làm từ bột gạo, nhưng rất tỉ mỉ từ khâu chọn gạo đến nặn bánh. Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng, láng mướt, cần phải kỹ từ khâu chọn gạo. Đó là loại gạo lúa mới, thơm dẻo, xay xong lọc nhiều lần qua nước. Bột tuyệt đối không bỏ chất tẩy trắng và cũng không sử dụng hàn the. Sau đó, bột được nhồi thành những hình thuôn dài. Xoay xoay vài vòng sẽ nhanh chóng ra một miếng bột nhỏ xíu. Từ miếng bột đó, họ vê nhẹ theo vòng tròn thành vỏ bánh mỏng xinh. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền.


    Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, mộc nhĩ, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền. Phải chăng gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao, bánh vạc chỉ có thể ăn ngon khi du lịch Hội An? Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như hoa hồng để làm bánh bao. Nhẹ nhàng xếp bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút bánh chín có màu gạo trắng, mềm dai. Cùng với công đoạn làm bánh tỉ mỉ, việc pha chế nước mắm cũng phải hội tụ đủ ba vị chua, cay, ngọt. Vị ngọt vừa đủ, không quá chua và đặc biệt ớt dầm vào bát nước mắm phải vừa là ớt xanh và đỏ. Có như vậy bát nước mắm mới thơm nồng và có màu vàng sóng sánh. Những chiếc Bánh bao, bánh vạc, xinh xinh tựa những đóa hồng trắng được điểm xuyết màu xanh của rau, chút đỏ hồng của ớt và chút hành phi vàng óng đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách.

    Bánh hoa hồng trắng Hội An
    Bánh hoa hồng trắng Hội An
    Bánh hoa hồng trắng Hội An
    Bánh hoa hồng trắng Hội An
  4. Có thể nói rằng ai đến phố cổ mà chưa được thưởng thức món cơm gà Hội An lừng danh thì xem như chưa được trải nghiệm trọn vẹn ẩm thực của mảnh đất miền Trung này. Nếu ẩm thực Huế được biết đến bởi nét tinh tế và điệu đà với vô vàn món ăn vừa đẹp vừa ngon và được chế biến theo phong cách cung đình thanh tao, ẩm thực miền Tây chiếm trọn cảm tình của nhiều người bởi hương vị ngọt ngào, gần gũi thì ẩm thực Hội An nói riêng và xứ Quảng nói chung lại không lẫn vào đâu được vì sự thô mộc, bình dị mà đậm đà mang đủ vị mặn mà ẩn chứa trong mỗi món ăn. Thật vậy, cơm gà Hội An được nhiều thực khách yêu thích bởi vì người tìm thấy được cái hồn xứ Quảng trong mỗi thành phần làm nên nó. Dù là một món ăn rất được du khách ưa chuộng, cũng là một trong những món đặc sản Hội An được yêu thích nhất tại phố cổ, cơm gà vẫn là một món ăn không cầu kỳ mà bình dị, mộc mạc như chính tính cách của người dân xứ Quảng.

    Tuy nhiên, để làm nên món cơm gà ngon thì không hề đơn giản. Vì chỉ từ phần gạo và thịt gà có sẵn, phải phối hợp với nhiều loại gia vị và cách chế biến đặc biệt để làm nên một món cơm ngon miệng, đẹp mắt với màu vàng ươm hấp dẫn của cơm, màu vàng nhạt của gà, miếng thịt vừa chín tới giữ trọn vị ngọt chắc của thịt, từng thớ thịt trắng được bọc bởi lớp da màu nhạt và không bị ngấy, dĩa gỏi chua cay thơm ngọt đủ vị cùng nước chấm làm nên bản hòa tấu tuyệt vời trước mắt thực khách khiến bất cứ ai cũng không thể chối từ. Một điểm nổi bật khác của cơm gà Hội An là thực khách khi ăn luôn cảm nhận được hương vị rất riêng, không lẫn với bất kỳ món cơm gà ở các nơi khác vì hương vị mặn mà, cay nồng đặc trưng cho ẩm thực miền Trung. Sức hấp dẫn kỳ lạ của món đặc sản đất Quảng này ngày càng tăng lên theo thời gian khiến thực khách chỉ cần "ăn một lần là nhớ mãi không quên". Cơm gà Hội An cùng với cao lầu, bánh mỳ Phượng, món xí mà Hội An đã vẽ nên bức tranh ẩm thực phố cổ đa sắc màu và vô cùng cuốn hút với du khách muôn phương.

    Cơm gà Hội An
    Cơm gà Hội An
    Cơm gà Hội An
    Cơm gà Hội An
  5. Cao lầu Hội An được chế biến vô cùng công phu. Không giống như sợi phở, muốn làm cao lầu đầu bếp phải chọn loại gạo nguyên chất của Quảng Nam. Đặc biệt, người dân địa phương không chọn loại gạo đã để lâu nhưng cũng không lựa loại gạo mới. Khi đảm bảo được tiêu chuẩn đó, sợi cao lầu mới mềm và dai, lại thơm mùi gạo đặc trưng của miền Trung. Gạo phải được ngâm trong nước tro lấy từ Cù Lao Chàm. Sau khi ngâm, gạo sẽ có màu vàng nhạt như pha nghệ. Nước để nhào bột làm cao lầu phải được lấy từ giếng cổ Bá Lễ, bởi độ phèn trong nước pha vào bột mới làm cho sợi cao lầu dẻo và chắc. Nhiều chủ hàng cao lầu khi chuyển đi khỏi Hội An dù muốn làm món ăn này để bán cũng không thể được vì không có thứ nước giếng độc đáo kia. Trong các công đoạn làm sợi cao lầu thì cách nhồi cho bột dẻo mà lại khô là bí quyết quan trọng nhất, quyết định chất lượng của sản phẩm. Khác với các loại mì, phở, bánh đa, người dân không làm cao lầu bằng cách tráng bột mà sau khi nhồi, bột cao lầu sẽ được cán mỏng rồi đem hấp cách thủy. Khi đã chín, bột mới được đem xắt thành từng sợi to.


    Thưởng thức cao lầu mà không có rau ghém thực sự là một thiếu sót lớn. Kể tên đầy đủ rau ghém có thể dùng trong món cao lầu có tới 12 loại rau như: Rau Thơm, rau Quế, Cải cúc, rau Đắng, Ngò, Giá, Xà lách, Diếp cá, Cải non, Bắp chuối, Dưa leo, Khế chua. Tuy nhiên, có 3 loại rau cơ bản không thể thiếu là cải cúc, rau Đắng, rau Quế. Thịt xá xíu của cao lầu cũng phải được chế biến từ loại thịt heo nạc nguyên miếng, được lựa chọn hết sức cẩn thận. Thịt heo để nguyên miếng to được tẩm ướp mắm muối, ngũ vị hương cho thấm đều rồi rim nhỏ lửa. Thịt chín tới, đầu bếp sẽ vớt thịt ra và tiếp tục cho cà chua, hành tây xay nhỏ, dầu vào nước dùng rồi đun tiếp hỗn hợp trên để làm nước sốt. Cao Lầu trở nên đặc biệt chính nhờ thứ thịt xá xíu này. Miếng thịt chín vừa phải, mềm và có màu đỏ gạch nhìn vô cùng hấp dẫn. Khi ăn cao lầu thực khách dễ có cảm giác phong vị của thứ thịt này không hoàn toàn thuần Việt nhưng cũng không hề giống những món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay Nhật Bản. Có thể coi đó là một hương vị của riêng Phố Cổ Hội An.

    Cao lầu Hội An
    Cao lầu Hội An
    Cao lầu Hội An
    Cao lầu Hội An
  6. Khi đặt chân đến Hội An và trò chuyện với dân địa phương để khám phá ẩm thực, bạn sẽ nghe nhắc đến Cồn Hến nổi tiếng ở khu vực Cẩm Nam thuộc phố cổ. Hến ở đây rất ngon, chắc thịt dù kích thước nhỏ xíu. Mỗi lần bắt được hến là nhiều người nghĩ đến việc chế biến xào sơ để ăn cùng bánh đập. Cứ như vậy rồi món này trở nên quen thuộc và là đặc sản khó lòng bỏ qua của bất kỳ ai đặt chân đến. Để chế biến món này, hến được xào một cách đơn giản để giữ được độ ngọt. Người đầu bếp sẽ cho chút dầu ăn vào chảo, đổ hến vào đảo qua đảo lại và nêm nếm chút gia vị vừa phải. Tiếp đó, họ sẽ đổ thêm các nguyên liệu như đậu phộng, hành phi, sa tế, thêm chút vừng và rau răm. Cuối cùng đổ ra đĩa nhỏ và dùng cùng với bánh đập. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm được vị thơm ngọt nhè nhẹ của bánh đập, vị mặn của hến xào và gật gù vì độ đơn giản nhưng vẫn ngon miệng của món này.


    Không phải là món cao lương mỹ vị, không được làm từ những loại nguyên liệu sơn hào hải vị, nhưng món bánh đập - hến xào vẫn đủ sức “quyến rũ” bất kỳ ai khi đến với xứ cảng thị Hội An xưa. Được xem là một trong những món đặc sản du lịch của Hội An, bánh đập - hến xào sở hữu hương vị thơm ngon, lạ miệng. Bánh đập - hến xào gồm hai phần: bánh đập và hến xào. Bánh đập gồm hai lớp bánh tráng nướng kẹp một lớp bánh ướt ở giữa. Khi ăn, người ta thường đập làm đôi nên gọi là bánh đập. Còn hến xào, như tên gọi, nguyên liệu chính của hến xào là thịt hến. Tại khu vực Cẩm Nam gần Phố Cổ có Cồn Hến rất nổi tiếng. Hến tại đây tuy kích thước nhỏ nhưng thịt vừa chắc, lại vừa ngọt và ngon. Món hến xào thường chỉ dùng nguyên liệu hến ở Cồn Hến

    Bánh đập, hến xào Hội An
    Bánh đập, hến xào Hội An
    Bánh đập, hến xào Hội An
    Bánh đập, hến xào Hội An
  7. Bánh cuốn thịt nướng là món ăn vỉa hè được giới trẻ ưa chuộng, đặc điểm dân dã của bánh cuốn thịt nướng với những gánh hàng rong cùng những chiếc ghế bệt. Công đoạn chế biến bánh cuốn thịt nướng Hội An vô cùng công phu và phức tạp, đòi hỏi người nấu phải là người khéo tay và dành nhiều tâm huyết. Nguyên liệu chính là món thịt heo vừa nạc vừa mỡ để khi nướng lên lớp mỡ sẽ chảy ra khiến thịt trở nên mềm và thơm. Trước khi nướng, những lát thịt sẽ được thái mềm để có thể dễ dàng ngấm vị hơn. Gia vị dùng để ướp thịt gồm hành tím, sả, ngũ vị hương, tiêu… trộn đều với nhau. Nhiều gánh hàng cầu kì người ta sẽ cho thêm rượu trắng vào để tăng mùi vị. Công đoạn ướp thịt kĩ sẽ khiến cho thịt khi nướng lên sẽ thơm và đậm đà hương vị hơn. Ăn kèm thịt nướng với là một miếng bánh tráng mỏng, rau sống và một chén nước mắm chua ngọt. Rau ăn kèm thường được lấy từ làng Trà Quế.


    Độ ngon của bánh phụ thuộc vào nước chấm, người có thể chế biến được món nước chấm ngon sẽ là người nắm bí quyết thành công. Hương vị nước chấm của Hội An khác với những nơi khác là do người dân nơi đây dùng tương đậu pha với đậu phộng, nấu lên cho đến khi thành nước có độ sệt và cay. Thông thường, người ta sẽ cho thêm mè rang vào nước chấm để tăng thêm hương vị. Khi ăn, lấy một lát bánh mỏng cuốn cùng với thịt nướng và rau sống, chấm vào nước chấm, khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm của thịt nướng, vị bùi của đậu phộng và vị thơm của rau sống. Đối với những vị khách lần đầu ăn bánh ướt sẽ có thắc mắc là vì sao bánh ướt lại có cách ăn giống với gỏi, nhưng thật ra là khác đấy. Gỏi thường có vị vừa chua vừa ngọt của nước chấm và xoài, còn bánh cuốn thịt nướng thì có vị cháy thơm của thịt hòa quyện với nước chấm. Nếu bạn là một người có tâm hồn đam mê ăn uống, muốn khám phá các món ăn trên mọi miền Tổ quốc thì hãy đến với Hội An để thử món bánh cuốn thịt nướng này nhé.

    Bánh cuốn thịt nướng Hội An
    Bánh cuốn thịt nướng Hội An
    Bánh cuốn thịt nướng Hội An
    Bánh cuốn thịt nướng Hội An
  8. Chè bắp không phải “sinh ra” từ vùng đất Hội, không chỉ nổi tiếng duy nhất tại Phố Hội cũng không gắn liền với tên tuổi Phố Hội từ ngàn xưa. Tuy nhiên, chè bắp lại được ví như “đứa con ngọt ngào” của Phố Hội. Sở dĩ chè bắp được xem như “đứa con ngọt ngào” của Hội An là bởi món chè này nấu từ nguyên liệu chính là bắp được trồng ngay tại Hội An. Và loại bắp này có phần đặc biệt hơn nhiều so với bắp ở những vùng khác. Chè bắp Hội An được nấu từ bắp trồng ở Cẩm Nam, Hội An. Từ rất lâu, nơi đây đã nổi tiếng với nghề trồng bắp. Vùng đất này sản sinh ra những trái bắp vàng đều, mềm dẻo, thơm ngọt. Tiếng lành ngày càng đồn xa và đi vào cả cao dao, tục ngữ. Đất Cẩm Nam được bao bọc bởi các nhánh rẽ từ sông Thu Bồn. Hàng năm, khi lũ về cũng là lúc vùng đất này được tưới tắm và bồi bắp phù sa. Cứ thế, đất Cẩm Nam ngày càng màu mỡ hơn bởi sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên.

    Chính sự màu mỡ này đã tạo điều thuận lợi để trồng bắp. Thêm cùng với đặc điểm khí hậu phù hợp, bắp ở Cẩm Nam, nhất là bắp trồng tại các dải cát bồi ven sông Thu Bồn sở hữu hương vị rất ngon, vừa dẻo vừa thơm lại vừa ngọt thanh tự nhiên. Khó có nơi nào có được bắp ngon như Cẩm Nam. Chè bắp không phải món ăn “sinh ra” từ vùng đất Hội. Nó cũng không chỉ nổi tiếng duy nhất tại Phố Hội cũng không gắn liền với tên tuổi Phố Hội từ ngàn xưa. Tuy nhiên, chè bắp lại được xem như “đứa con ngọt ngào” của Phố cổ. Sở dĩ chè bắp có tên gọi như vậy vì bắp được trồng ở ngay vùng đất của Hội An. Và loại bắp này có phần đặc biệt hơn nhiều so với bắp được trồng ở những vùng khác về độ ngọt. Đất Cẩm Nam được bao bọc bởi các nhánh rẽ từ sông Thu Bồn nên phù sa rất tốt. Hàng năm, khi lũ về cũng là lúc vùng đất này được tưới tắm và bồi bắp phù sa rất nhiều. Cứ thế, đất Cẩm Nam ngày càng màu mỡ hơn bởi sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên và chất lượng bắp cũng ngày một ổn định.

    Chè bắp
    Chè bắp
    Chè bắp
    Chè bắp
  9. Trên khắp làng quê của Quảng Nam, từ những nơi dân cư đông đúc, ghe thuyền tấp nập đến những vùng xa xôi, hẻo lánh… du khách đều có thể thấy hình ảnh những chiếc cối xay bột bằng đá nhỏ xinh thấp thoáng sau hè hay ngoài hiên nhà. Thêm vào đó, gia đình của người dân nơi đây còn xuất hiện những lò tráng bánh bằng đất sét, đất bùn đơn sơ giản dị nằm ngay trong bếp. Cối xay bột, lò tráng bánh là công cụ thiết yếu nhất để làm mì. Chỉ cần ít gạo ngon đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng là người dân địa phương đã có những lá mì mềm mướt, trắng nõn đẹp mắt. Rau thì đã có sẵn ở vườn như rau muống, búp chuối, các loại rau thơm xanh mướt ở đầu vườn… Nước nhưn (nước lèo) có thể nấu từ xương gà, cua, tôm, cá… Chỉ bằng những thứ có sẵn xung quanh mình như vậy, người dân Hội An đã chế biến ra những tô mì thơm ngon, mang hương vị đậm đà của vùng thôn dã. Bởi vậy, du khách vẫn gọi mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc.


    Mì Quảng Hội An có nhiều loại như mì gà, mì cua, mì tôm, mì cá… Mỗi loại lại có nét độc đáo và sự hấp dẫn riêng, rất khó để so sánh mì nào hấp dẫn hơn mì nào. Một số người dân bản sứ cho rằng, mì gà được chế biến làm bằng thịt gà mái tơ vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi đó, nguồn thức ăn của loại gia cầm này dồi dào khiến gà béo mập. Bên cạnh đó, nhiều người lại ưa thích mì cá rói (một loại cá to như cá chép nhưng mình tròn, có nhiều ở sông Thu Bồn). Họ đưa món ăn này vào loại “thượng hạng”. Một số khác lại thích mì sứa. Có thể nói, mì Quảng ngon hay không là nhờ tài nấu nướng của người chế biến. Đầu tiên, gạo dùng xay bột phải là thứ gạo ngon. Chọn được gạo rồi, người dân địa phương đem ngâm để gạo mềm, xay sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Sau đó, gạo phải được xay thật kĩ, thật mịn. Trước khi xắt mì, người dân thường xoa một lớp dầu phộng đã khử chín để mì không bị dính. Trong tô mì Quảng, rau sống là thành phần không thể thiếu và đóng một vai trò rất quan trọng. Rau ăn cùng mì thường là rau muống hoặc rau cải xắt nhỏ, trộn với búp chuối non, rau thơm, rau quế, rau răm…

    Mì quảng Hội An
    Mì quảng Hội An
    Mì quảng Hội An
    Mì quảng Hội An
  10. Với hương vị thanh mát và ngọt dịu, tào phớ là một món quà vặt được nhiều du khách ưa thích khi đến thăm Hội An. Tào phớ có thể được quẩy trên những đôi quang gánh của các bà, các chị hoặc có khi được chở bằng xe đạp vào buổi xế chiều trên phố cổ. Đến Hội An, tản bộ trên những con phố nhỏ, du khách không chỉ ngắm nhìn những ngôi nhà cổ được tô điểm bằng những giàn hoa giấy phớt hồng mà còn thu vào tầm mắt nhiều gánh hàng rong bán tào phớ bên lề đường. Đây là một trong những món ăn bình dị nhưng lại làm nên thương hiệu ẩm thực Hội An. Tào phớ là một món ăn thanh mát. Dùng thìa nhẹ nhàng lấy từng miếng tào phớ nhỏ, vừa đưa lên miệng, lát phớ màu trắng ngà, sóng sánh, mỏng manh, ngập nước đường đã tan mịn ngay đầu lưỡi để lại vị ngọt thơm dịu nhẹ. Tào phớ có thể ăn vào các mùa trong năm. Ai đã ấn tượng với bát tào phớ mát lạnh trong ngày hè nóng bức thì khi đông tới, thực khách lại được thưởng thức bát tào phớ nóng hổi hòa quyện với vị gừng thơm dịu nhẹ.

    Tào phớ còn được gọi bằng những cái tên khác như tàu hũ, đậu hũ nước đường. Phớ được làm từ hạt đậu nành, có màu trắng đục, thêm vào một ít nước đường và gừng với độ cay, độ ngọt vừa đủ. Tào phớ được đặt trong một chiếc bát gốm chiết yêu. Trong chiếc bát có hoa văn xanh nhạt, các lát tào phớ trắng nõn hòa với nước đường thơm lừng cộng với đôi ba hạt long nhãn, trân châu trông thật hấp dẫn. Tào phớ được coi là món ăn giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng ở miền Trung. Hương vị của tào phớ ở Hội An có khác chút ít so với khu vực phía bắc. Người miền Bắc sử dụng nước đường trong, ngọt nhẹ và thoang thoảng mùi thanh của những bông nhài xen giữa các lớp tào phớ. Còn ở khu vực miền Trung, tào phớ ăn với nước đường nấu, kèm theo đó là những hạt trân châu dẻo cộng thêm một chút nước cốt dừa. Cùng với những dãy phố trầm mặc theo thời gian, những chiếc đèn lồng rực rỡ trong đêm hội trăng rằm, hương vị của món ăn đường phố qua những gánh hàng rong dân dã như một nét chấm phá mê hoặc du khách khi đến thăm Hội An.

    Tào phớ Hội An
    Tào phớ Hội An
    Tào phớ Hội An
    Tào phớ Hội An



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy