Top 10 Món ngon quê nhà Bảy Núi - An Giang
Khi đi xa nỗi nhớ nào là tha thiết nhất: nhớ biển, nhớ núi, nhớ cảnh đẹp quê hương, nhớ những món ăn dân dã, chỉ cần nghĩ đến là đã thèm đến cháy lòng. Ai đi ... xem thêm...xa mà không nhớ đến món ăn quê, bởi đó là món ăn mẹ nấu, giản đơn, bình dị nhưng thơm ngon không đâu sánh bằng. Thế mới nói chẳng cần phải đi tìm kiếm ở đâu xa, cứ bước chân về nhà là đã đến thiên đường rồi đấy. Hãy cùng điểm qua những món ngon quê nhà nức lòng người xa quê nhé!
-
Trở về với những cánh đồng lúa ngút ngàn, những cây thốt nốt cao cao tỏa bóng,... Không chỉ khiến người dân tự vào về cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, vùng đất An Giang còn có nền ẩm thực phong phú với những món ăn mang đậm dấu ấn của vùng sông nước lẫn hương vị xứ núi. Nhắc đến ẩm thực An Giang không thể bỏ qua vùng đất Bảy Núi với những món ngon trứ danh.
Không chỉ ngon lành mà còn dễ làm đó chính là món gỏi, gỏi bò Bảy Núi là sự kết hợp giữa bắp bò tươi ngon và các rau đậm mùi, đậm vị: khế chua, chuối xanh, rau thơm... Đã là gỏi thì không thể thiếu chanh, ớt, tỏi băm, nước mắm và rau cần tàu cắt nhỏ. Thịt bò được áp chảo với tỏi băm rất thơm và mềm, nêm gia vị, thêm rau cần và cần tây. Sau đó cho thịt bò vào trộn đều với các loại rau đã chuẩn bị, gỏi bò ăn kèm với mắm nêm là hết ý. Vậy là đã có món gỏi bò thơm ngon hấp dẫn, mùi vị đặc trưng quê nhà rồi đấy.
-
Bò xào lá giang - lá giang chua chua kết hợp với thịt bò là món ngon khiến các bạn đứng ngồi không yên. Thêm vào đó, vị ngọt của nước cốt dừa sẽ làm cân bằng hài hòa vị chua của lá giang.
Điểm đặc biệt ở đây là thịt bò xào trước hành, tỏi băm phi thơm lừng, kết hợp với các gia vị và ngũ vị hương, sau đó mới cho lá giang vào xào chung với bò, thông thường thịt bò xào lâu như vậy sẽ dai nhưng trong món ăn này, tính axit chua của lá giang sẽ khiến bò mềm thật mềm, nên bạn nhớ xào lâu chút để vị chua của lá giang thấm vào thịt nhé. Cuối cùng cho thêm chút nước cốt dừa và hành tây là chúng ta đã có 1 đĩa thịt bò xào lá giang ăn kèm với bún tuyệt vời nhé.
Món bò xào lá giang này giá cũng rất hợp lý, 1 suất ăn kèm bún từ 60-80k. -
Người An Giang dù có đi đâu xa cũng đều nhớ về tô cháo bò Bảy Núi ấm bụng do chính tay mẹ làm. Không món ăn nào vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng mà lại dễ thực hiện như nấu cháo đâu các bạn nhé!
Bạn đun sôi cháo sau đó cho sườn vào trước, thịt bò băm nhỏ với các gia vị, vo viên cho vào sau để sườn và thịt bò được chín đều. Sau đó, cho thêm nấm đông cô, và 1 ít gừng giúp tăng thêm hương vị mà lại ấm bụng nữa đấy. Cuối cùng, rắc chút hành lá, hạt tiêu cho tô cháo thêm thơm. Trời mưa tí tách thưởng thức từng muỗng cháo nóng hổi với thịt bò mềm thi thoảng nồng lên vị tiêu cay thì trong lòng cũng trở nên xao xuyến trước hương vị quê nhà quá đỗi thân thương.
-
Bụng đói về nhà mà ngửi thấy mùi thịt ba chỉ đang nướng để làm bò đun bánh hỏi thì còn gì hạnh phúc hơn. Ướp thịt và mỡ bò với hạt nêm, sả, hành tím, tỏi, hạt tiêu, đường, đậu phộng và ngũ vị hương. Cho mỡ lên miếng thịt và khéo léo cuốn lại, xiên thịt vào que đế cho thịt lên nướng trên than hoa.
Từng xiên thịt được nướng trên bếp than thơm lừng, mỡ chảy ra cho thịt mềm và chín đều, tiếng xèo xèo của thịt nướng hòa quyện cùng tiếng réo các món ăn của bao tử luôn đó. Thịt bò nướng ăn với bánh hỏi vừa ngon lành lại còn chắc bụng. Rưới thêm 1 chút mỡ hành thì thôi rồi, còn lâu bạn mới có thể rời khỏi bàn ăn đấy nhé!
-
Người xa quê mỗi lần nhớ đến Bảy Núi An Giang nhất định sẽ nghĩ đến mùi vị lá chúc với hương vị đậm đà mà mộc mạc của quê nhà. Trái chúc giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, lá chúc có tinh dầu, vị the và thơm đặc biệt kết hợp để hấp gà để cho ra món gà hấp lá chúc rất tuyệt. Gà làm sạch để nguyên con ướp với hỗn hợp đường, muối, hạt nêm, tiêu, hành tím, nước mắm, cuối cùng là lá chúc cắt sợi. Ướp gà khoảng 30 phút sau đó hấp trên nồi nước đang sôi. Gà hấp vừa chín tới nên giữ được vị ngọt, mềm.
Bẻ 1 miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá chúc thưởng thức với chén muối ớt pha nước trái chúc chua chua cay cay rồi nhai chầm chậm để thưởng thức cái vị thơm ngon của món ăn dân dã, vị the the nồng nồng của lá chúc đã tạo nên 1 hương vị là lạ đậm đà chất quê!
-
Mùi vị vào có thể tạo nên mùi nhớ? Với người dân An Giang hẳn sẽ là mùi mắm. Nếu bước chân vào chợ Châu Đốc - nơi được mệnh danh là Vương quốc mắm, bạn sẽ hiểu ẩm thực nơi đây sẽ không thể thiếu đi các món ăn từ mắm, đặc biệt là món lẩu mắm.
Có rất nhiều loại mắm để lựa chọn, nhưng mắm cá lưng được ưa chuộng nhất vì vị thơm béo đặc trưng của nó. Đun sôi nước dùng, thả mắm lưng vào, lược qua rây để lấy phần nước. Phi thơm sả, ớt để xào thịt ba rọi, sau đó cho thịt vào nồi lẩu mắm đã lược. Vì mắm đã có vị mặn đậm đà rồi nên chỉ cần cho thêm hạt nêm, đường, cuối cùng là cho cà tím, khổ qua vào. Lẩu mắm ăn kèm hải sản tươi cùng các loại rau dân dã như: bông biên biển, rau rút, rau đắng... Lẩu mắm hôi tụ đầy đủ các yếu tố của 1 món ăn đại diện quê hương với các nguyên liệu đặc trưng cho miền sông nước, nồi lẩu nóng hổi mặn mà mắm cá lưng, từng mùi, từng vị đều ấn tượng, đậm đà tất cả cùng hòa quyện tạo nên hương vị chung gọi là mùi nhớ, khiến ai ăn rồi cũng nhớ mãi không quên. Mỗi khi sum họp gia đình, mọi người quây quần bên nồi lẩu mắm thì không còn gì tuyệt vời hơn phải không nào.
-
Sầu đâu còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa cây sầu đâu mọc ở miền Tây và cây sầu đâu mọc ở miền Trung. Cây sầu đâu mọc ở miền Trung thường có lá màu xanh, hoa màu trắng tím, tất cả các bộ phận của cây đều có độc tính, đặc biệt là lá và quả. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có lá màu xanh sẫm, vị đắng, tính mát, hoa ít đắng hơn lá và thơm.
Gỏi sầu đâu là một trong những món ăn nổi tiếng nhất An Giang từ xưa đến nay, nhất là huyện Tịnh Biên An Giang. Thực chất gỏi sầu đâu không phải ăn vào hết sầu đâu, mà là được chế biến từ lá sầu đâu. Sầu đâu còn được gọi là sầu đông hoặc cây xoan mọc nhiều ở An Giang. Sầu đâu có hoa màu trắng, lá xanh, có vị đắng nhưng là một loại thuốc cực kỳ tốt. Lá và đọt của cây sầu đâu có thể ăn được.
-
Nghe tên món ăn này chắc hẳn rất nhiều người sẽ cảm thấy khá sợ hãi. Bọ rầy là một loại côn trùng cánh cứng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảng một tháng, nhiều nhất là ở vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng biên giới Tây Nam. Bọ rầy Bảy Núi có hình dạng giống bọ hung nhưng lại có thân tròn và mềm. Là một loại côn trùng nhưng Bọ rầy Bảy Núi lại là món đặc sản An Giang khiến cho thực khách nhớ mãi chẳng thể nào quên được.
Cũng như cách chế biến dế cơm, nhộng ve hoặc bò cạp, chỉ cần làm sạch bọ rầy bằng cách ngắt bỏ cánh, chân và rút ruột, sau đó rửa lại bằng nước ấm pha muối, xong đem ướp với đường, bột ngọt, tiêu, tỏi cho thấm đều độ 20 phút rồi bắt chảo lên chiên cho thật giòn. Ai thích cầu kỳ có thể nhét vào bụng mỗi con bọ rầy một hạt đậu phộng (lạc) rang trước khi cho vào chảo dầu đang sôi. Chỉ chớp mắt, chú bọ rầy sẽ căng lên, no tròn, vàng ruộm, mùi thơm phưng phức bốc lên...
Thưởng thức bọ rầy và nhâm nhi một chút rượu sẽ làm bạn có cảm giác lâng lâng cả người đấy.
-
An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh...đều là những tỉnh miền tây Nam Bộ có số lượng người dân Khmer sinh sống đáng kể và ẩm thực tại những vùng này chịu nhiều ảnh hưởng ít nhiều của người Khmer. Song, điều lạ là nếu như món bún nước lèo của các tỉnh kia tương tự nhau thì món bún cá An Giang lại hoàn toàn khác biệt với hương vị đặc trưng riêng có, để rồi người dân xứ Bảy Núi tự hào gọi tên: Bún cá An Giang.
Nếu như nhắc đến bún cá nhiều người sẽ nghĩ đến món ăn được chế biến từ cá biển săn chắc, ít tanh. Nhưng bún cá An Giang lại ngược lại, thành phần chính là từ cá lóc - một loại cá nước ngọt được nuôi, trồng phần lớn ở miền Tây, mà ngon nhất là những con cá lóc đồng tự nhiên, con bự... để có được phần thịt cá sau chế biến săn chắc, tươi ngọt, không nhừ nát. Nồi nước lèo chưng nấu tỉ mỉ với hương vị đậm đà, dậy mùi thơm hấp dẫn, đẹp mắt với các gia vị: sả, củ nghệ, riềng, ngải bún, tỏi… giã nhuyễn ninh hầm trong nhiều giờ liền. Một tô bún cá An Giang đúng vị là sự kết hợp giữa sợi bún tươi trắng dẻo cùng nước lèo đậm đà, dậy mùi, ăn kèm vớ dĩa rau muống đồng, bắp chuối bào, rau nhút, bông điên điển...cho buổi sáng vừa ngon lành vừa ấm bụng.
-
Nếu ai là fan cơm tấm thì chắc quá quen thuộc với hương vị của món cơm tấm Sài Gòn nổi tiếng đó đây. Vậy bạn nghe danh đến món cơm tấm trứ danh ở mảnh đất An Giang với tên gọi: Cơm tấm Long Xuyên này chưa. Nếu chưa thì hãy còn ngần ngại gì mà không cho mình cơ hội đến với mảnh đất miền Tây này để thử được hương vị đậm đà, nức lòng thực khách tứ phương này nhé!
Cơm tấm Long Xuyên nổi tiếng đó đây vậy mà tại An Giang đây chỉ là món ăn dân dị, quen thuộc trên khắp các nẻo đường tại An Giang. Chỉ cần tấp xe vội vào một quán cơm ven đường, bạn đã thưởng thức hương vị trọn vẹn của món ăn này. Hạt cơm tấm của món ăn được xay xát, sau đó làm sạch và hấp cách thủy hàng giờ đồng hồ để có được hạt cơm chín đều, thơm ngon. Nếu ăn kèm cơm tầm Sài Gòn là những miếng sườn to mọng nước hay những miếng trứng ốp la vừa chín thơm bùi... Thì cơm tấm Long Xuyên, các thức ăn đi kèm từ sườn, trứng chiên, chả, đồ chua...đều được cắt thành sợi nhỏ vừa ăn và dĩ nhiên không thể thiếu một ít mỡ hành để tăng hương vị và chén nước mắm ớt chua ngọt. Khi cho cơm vào miệng, cảm giác như hạt cơm tan ra trên đầu lưỡi, hương thơm, vị ngọt của tấm mang lại cho thực khách hồi tưởng lại món ăn xưa.
Vi Võ 2017-05-26 22:14:00
Bài viết thú vị của bạn đã được chọn làm video youtube Toplist.vn. Cám ơn tác giả !