Gỏi sầu đâu
Sầu đâu còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa cây sầu đâu mọc ở miền Tây và cây sầu đâu mọc ở miền Trung. Cây sầu đâu mọc ở miền Trung thường có lá màu xanh, hoa màu trắng tím, tất cả các bộ phận của cây đều có độc tính, đặc biệt là lá và quả. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có lá màu xanh sẫm, vị đắng, tính mát, hoa ít đắng hơn lá và thơm.
Gỏi sầu đâu là một trong những món ăn nổi tiếng nhất An Giang từ xưa đến nay, nhất là huyện Tịnh Biên An Giang. Thực chất gỏi sầu đâu không phải ăn vào hết sầu đâu, mà là được chế biến từ lá sầu đâu. Sầu đâu còn được gọi là sầu đông hoặc cây xoan mọc nhiều ở An Giang. Sầu đâu có hoa màu trắng, lá xanh, có vị đắng nhưng là một loại thuốc cực kỳ tốt. Lá và đọt của cây sầu đâu có thể ăn được.