Top 14 Loài hoa đẹp nhưng độc nhất thế giới

Mong Đừng Lớn 11331 1 Báo lỗi

Xung quanh ta có rất nhiều loài hoa đẹp và vô cùng quen thuộc nhưng đôi khi chúng ta không hề biết ẩn sau vẻ đẹp quyến rũ làm say mê lòng người đó lại là những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Muồng Hoàng Yến

    Một loài hoa mọc thành chuỗi màu vàng tuyệt đẹp, nở rộ nối tiếp giữa hai mùa xuân và hạ đem đến khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bất tận. Từng bông hoa đẹp không kém hoa mai có tên là muồng hoàng yến hay Osaka, được mệnh danh là quốc hoa Thái Lan với sắc vàng rực rỡ tượng trưng cho Hoàng Gia của đất nước này. Hoàng Yến hay được biết tới tên gọi khác là hoa Osaka hoặc hoa Bọ Cạp vàng đó là loại hoa vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, trên các tuyến phố hoặc công viên tại Hà Nội, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cây Muồng Hoàng Yến rực rỡ khoe sắc vô cùng thu hút và lộng lẫy.


    Vai trò quan trọng của những hàng cây xanh không chỉ dừng lại ở sự tô điểm, làm đẹp cho những con đường, giúp cho không gian xanh làm tăng mỹ quan cho đô thị, mà còn giúp điều hòa tự nhiên làm giảm đi sự oi nồng trong những ngày nắng nóng. Hơn thế nữa, những cây hoàng yến cũng có tác dụng làm giảm tiếng tiếng ồn. Công dụng của cây muồng hoàng yến thường được dùng trồng trên các đường phố nhằm làm sạch đẹp cảnh quan đô thị, đồng thời làm giảm tiếng ồn, mang đến bầu không khí trong lành.

    Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cả hoa, lá và hạt của cây này đều chứa chất cực độc, nếu lỡ nếm thử sẽ gây ngộ độc. Mang trên mình sắc vàng rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, thế nhưng cây hoàng yến lại chứa chất kịch độc nguy hại đến sức khoẻ. Cả hoa, lá, quả và hạt hoa hoàng yến đều chứa chất độc, dễ gây ngộ độc nếu ăn phải.

    Muồng Hoàng Yến
    Muồng Hoàng Yến
    Muồng Hoàng Yến
    Muồng Hoàng Yến

  2. Top 2

    Hoa Cẩm tú cầu

    Nhắc tới loài hoa này trong danh sách hoa độc có lẽ nhiều bạn sẽ vô cùng bất ngờ bởi Cẩm tú cầu khá phổ biến và được ưa chuộng để trồng làm cảnh tại Việt Nam. Những đóa hoa hình cầu màu xanh lá cây, xanh đậm, hồng, trắng... trông như những quả cầu kén rể của các khuê nữ con nhà giàu thời xưa ở Trung Quốc. Những bông hoa nhỏ mọc thành chùm và tạo thành một đóa hoa vô cùng thu hút và đáng yêu. Tuy nhiên, loài hoa này thực chất không hề "hiền" như chúng ta tưởng. Nếu bạn lỡ nuốt phải hoa này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói hoặc có thể gây hôn mê, co giật, thậm chí gây đột quỵ nếu nuốt lượng lớn hoa này. Cẩm tú cầu là loài hoa đẹp, được xem là biểu tượng nổi tiếng của xứ hoa Đà Lạt. Với màu sắc biến hóa diệu kỳ từ xanh đến hồng, trắng đến tím…Loài hoa này thường được ưa chuộng làm hoa cưới, hoa trang trí nội thất...


    Cẩm tú cầu còn có nhiều tên gọi ngọt ngào khác như dương tú cầu, tử dương…Loài hoa này có nguồn gốc từ Châu Á, mọc nhiều ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ…Theo bác sĩ Trần Văn Năm, lá và nụ hoa Cẩm tú cầu có chứa chất Hydragin nhiều nhất. Nếu ăn phải thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, mệt mỏi, khó thở. Nếu ăn với lượng lớn sẽ dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu. Tương truyền, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã từng ép người hầu tự tử bằng loài hoa này. Vì thế, khi đi du lịch tới những nơi trồng nhiều loài hoa này.

    Cẩm tú cầu
    còn có thể gây viêm da, ngứa da với những người có cơ địa dễ dị ứng. Đặc biệt là khi chạm tay trần vào cây, lá, hoa. Nguyên nhân là những hạt phấn nhỏ của loài hoa này sẽ phát tán ra tiếp xúc với da người. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn quá yêu thích loài hoa này, nên đặc biệt chú ý không nên chạm vào hoa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Chỉ nên cầm hoa khi chúng được gói, bọc lại kín đáo.

    Hoa Cẩm tú cầu
    Hoa Cẩm tú cầu
    Hoa Cẩm tú cầu
    Hoa Cẩm tú cầu
  3. Top 3

    Hoa Hồng môn

    Đây là loại cây bạn có thể thấy trồng nhiều tại các công viên, văn phòng hoặc dùng làm cảnh tại nhà. Hoa Hồng môn có thể màu đỏ, hồng hoặc trắng nổi bật giữa đám lá hình trái tim màu xanh biếc vô cùng lạ mắt. Khi ăn phải loài cây này sẽ khiến môi miệng bạn bỏng rát, sưng phồng, thậm chí gây mất giọng, khàn tiếng. Không ai có thể phủ nhận vẻ bắt mắt của hồng môn, lại là loài cây có nhiều công dụng trong việc trang trí nhà cửa và hữu ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, hồng môn lại là loài thực vật toàn thân cây có độc, chúng chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi có thể xâm nhập vào các lớp màng niêm mạc tiêu hóa gây ra cảm giác đau rát.

    Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.

    Cây hồng môn được trồng rộng rãi nhiều nơi trên Thế giới, được dùng làm cây hoa trang trí cảnh quan nội ngoại thất. Hồng môn cũng là một loài cây nằm trong danh sách các loài thực vật có công dụng lọc khí độc theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí. Đặc biệt, cây hồng môn trong phong thủy tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách. Hồng môn rất phù hợp để bày phòng khách, quầy lễ tân, nơi nhiều người thường xuyên qua lại, hoặc để trang trí nội thất đều rất hợp...

    Hoa Hồng môn
    Hoa Hồng môn
    Hoa Hồng môn
    Hoa Hồng môn
  4. Top 4

    Hoa Trúc đào

    Đây là loài hoa rất đẹp xuất hiện nhiều tại Tây nam nước Mỹ và bang California. Ở Việt Nam, Trúc đào được trồng phổ biến tại các khu công nghiệp hoặc đường cao tốc. Hoa Trúc đào mọc thành chùm màu hồng hoặc vàng bắt mắt. Không chỉ chứa độc ở hoa, Trúc đào còn được mệnh danh là "vua của hoa độc", bởi từng milimet của loài cây này đều chứa độc và được nghiên cứu là loài cây có độc tính mạnh nhất thế giới. Chỉ cần ăn nhầm một chiếc lá Trúc đào cũng có thể gây chết người. Chất độc được hiện diện tại cây, lá cây ,hoa, quả và hạt của Trúc đào. Thậm chí, khi bạn ngửi phải khói do đốt cây này cũng có thể gây ngộ độc.Trúc đào có hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành, màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài, bạn có thể nghĩ rằng nó là vô hại, nhưng loài hoa này thực sự khá độc, nếu ngửi quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng độc như buồn nôn, nôn, co giật, tiêu chảy. Còn nếu dính mủ trúc đào thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Không những thế, uống phải nguồn nước gần khu vực hoa rụng xuống cũng gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Ở nhiều nơi, cành lá và hạt trúc đào được giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh rất hiệu quả.


    Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng rất nhanh như nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Cũng chính vì những lý do nói trên mà trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh.


    Ngoài việc cho hoa đẹp, trúc đào còn có những giá trị khác có ích cho y học. Chẳng hạn trong lá trúc đào người ta đã chiết được các glycoside như: Oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy. Được biết, không chỉ lá mà mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng ngà rồi hóa lục. Trong nhựa này có các glucosid độc.

    Hoa Trúc đào
    Hoa Trúc đào
    Hoa Trúc đào
    Hoa Trúc đào
  5. Top 5

    Hoa Sứ sa mạc (Adenium Obesum)

    Hoa Sứ có nguồn gốc châu Phi, được du nhập vào Việt Nam nhiều năm và thường được sử dụng để làm cảnh. Cánh hoa có màu hồng đậm, trong lòng hoa màu trắng. Loài hoa này quen thuộc, thân thương đến vậy, nhưng có thể bạn chưa biết, chất độc của loài hoa này có khả năng giết chết một con voi lớn một cách dễ dàng.

    Cây Sứ sa mạc
    là một cây thuốc của người dân châu Phi. Ở Sahel (khu vực Nam sa mạc Sahara), nước sắc từ rễ cây này, hoặc kết hợp với các cây khác, dùng chữa các bệnh truyền qua đường sinh dục. Nước chiết từ rễ hoặc vỏ dùng để tắm, chữa bệnh ngoài da và diệt chấy rận..Tuy vậy, nhưng Sứ sa mạc lại là một cây rất độc. Ở nhiều vùng của châu Phi như Senegal, Nigeria, Cameroon…dùng dịch ép của rễ, hoặc nhựa mủ của cây này để tẩm tên độc dùng săn bắn. Con vật trúng tên độc bị chết rất nhanh. Để tăng độ độc cho mũi tên. Ở Bắc Kenya, người ta bôi nhựa mủ lên tóc để trừ chấy. Vỏ thân tán bột hoặc chiết bằng nước có độc tính cao trên tất cả các giai đoạn phát triển của be, vét như Amblyomma spp và Boophilus spp nên được dùng để diệt ký sinh trùng ngoài da cho lạc đà và cừu.

    Hoa Sứ sa mạc (Adenium Obesum)
    Hoa Sứ sa mạc (Adenium Obesum)
    Hoa Sứ sa mạc (Adenium Obesum)
    Hoa Sứ sa mạc (Adenium Obesum)
  6. Top 6

    Hoa thủy tiên - Narcissus

    Hoa thủy tiên - Narcissus là loài cây có củ và hoa khá giống cây hoa thủy tiên ta thường trồng, những cánh hoa màu vàng và không được trồng tại Việt Nam, đặc biệt vô cùng độc. Nếu ăn nhầm củ của cây hoa này, bạn có thể lâm vào tình trạng tê liệt, phát ban; nguy hiểm nhất là co giật và gây tê liệt hệ tim mạch. Thủy tiên Narcissus do chữ Hy Lạp narkao là tê cóng, vì chỉ Narcissus thường gồm những cây có hương thơm, gây tình trạng sững sờ; tazetta do tiếng Ý tazza nghĩa là chén nhỏ, nhắc lại hình dáng của tràng hoa thủy tiên giống như cái chén nhỏ.


    Huyền thoại còn kể rằng thần Narcises mê say vẻ đẹp của mình quá đáng, luôn mê mải ngắm bóng mình bên dòng nước và biến thành cây hoa thủy tiên. Cây hoa thủy tiên vốn nguồn gốc nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường trồng vào dịp tết làm cảnh vì hoa đẹp và thơm. Còn thấy mọc và trồng ở các nước ven Địa Trung Hải, mộc số nước châu Phi, châu Á khác. Chủ yếu làm cảnh. Một số ít nơi dùng thân rễ làm thuốc nhưng vị thuốc có độc, dùng phải hết sức cẩn thận.


    Ở nước ta, những năm gần đây ít người chơi thủy tiên và cũng ít dùng thân rễ và thân thủy tiên làm thuốc. Thân rễ thủy tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Người ta dùng thân rễ thủy tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm. Có khi thân rễ thủy tiên được dùng phối hợp với rễ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà. Trong vị lượng đồng căn người ta dùng cồn ra hoa thuốc điều chế từ cây thủy tiên đang ra hoa để chữa ỉa chảy, nôn mửa, các bệnh tim và phế quản. Dùng ngoài để chữa ung thũng: Giã nát thân rễ đắp lên các nơi sưng đau. Liều dùng hằng ngày: Ngày uống 1 - 3g thân rễ khô dưới dạng thuốc sấc hay thuốc hãm.

    Hoa thủy tiên - Narcissus
    Hoa thủy tiên - Narcissus
    Hoa thủy tiên - Narcissus
    Hoa thủy tiên - Narcissus
  7. Top 7

    Hoa Rum

    Hoa rum hay được gọi là Chi Vân Môn, đây là loại hoa tuyệt đẹp, có nguồn gốc Nam Cực. Hiện nay, hoa rum khá phổ biến và được trồng tại nhiều nơi trên Thế giới. Loại hoa được dùng phổ biến tại các đám cưới phương Tây này có chứa chất cực độc calcium oxalate - một chất độc đường ruột vô cùng kỳ dị. Nếu nhầm lẫn và ăn phải loại cây này sẽ khiến cho bạn bị ngộ độc, thậm chí gây tử vong tại chỗ.


    Hoa rum tên tiếng Anh là Arum, còn được gọi là cây chân bê vì bông hoa trông phảng phất như móng của một chú bê con. Hoa rum còn được gọi với nhiều tên khác như hoa Zum, hoa Thủy Vu, Calla, Arum Lily, Calla Lily,Calla palustris, White Arum và Lily của sông Nile. Hoa rum thuộc họ Ráy ( Araceae ) có nguồn gốc Nam Phi. Hoa rum được tượng trưng cho cảm nhận sâu sắc về tình yêu. Cây hoa rum có chiều cao khoảng 1m, là cây ưa nắng mọc thành bụi. Hoa rum trồng vào tháng 10 - 11 và cho hoa vào tháng 4. Giai đoạn trổ hoa rộ nhất là tháng 5 tháng 6. Hoa phổ biến có màu trắng tinh khiết, đôi khi có một số màu khác như vàng, hồng, đỏ. Bông hoa có chiều dài từ 10 - 15cm.


    Hoa rum đẹp và ưa nhìn nên được nhiều người trồng trong chậu làm cảnh hoặc cắm lọ trưng bày phòng khách, phòng làm việc...rất trang nhã. Với hoa rum trắng, có màu trắng tinh khiết và ý nghĩa đẹp nên hoa rum đặc biệt được ưa chuộng trong trang trí đám cưới và làm hoa cưới cầm tay cho cô dâu. Dù vậy khi chọn hoa rum làm cảnh hay trưng bày, bạn hết sức lưu ý bởi chất độc trong loài cây này. Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

    Hoa Rum
    Hoa Rum
    Hoa Rum
    Hoa Rum
  8. Top 8

    Hoa loa kèn - Angel’s trumpet

    Hoa loa kèn nhìn vô cùng vô hại và xinh đẹp này lại chứa chất độc rất mạnh. Chưa cần nếm hoa, chỉ cần ngửi hương hoa, bạn sẽ lập tức lâm vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi hoặc có thể gây các hiện tượng ảo giác. Khi sử dụng với lượng lớn chất độc từ loài hoa này có thể khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Nếu vô tình nếm thử hay hít phải hương hoa “hơi thở của quỷ” sẽ rơi vào trạng thái vô thức và có thể làm theo sự sai khiến của người khác. Nhưng người ta lại vô tình trồng cây "hơi thở của quỷ" khắp mọi nơi như một loại cây cảnh xinh đẹp để trang trí ngoại thất sân vườn mà không hề biết bản chất thật sự của chúng.


    Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định về tác động thần bí của loại cây này đến sức khỏe của con người. Cây “hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ Mexico, Peru và được trồng tại Đà Lạt từ rất lâu. Cây hơi thở của quỷ còn có tên là loài cây Borrachero, cây hoa loa kèn, hoa kèn của thiên thần…loài cây nhỡ, khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau.


    Cây “hơi thở của quỷ” có thể nhân giống rất đơn giản bằng cách giâm cành hay nó có thể tự mọc khi quả khô rụng xuống. Trong cây hơi thở của quỷ có chứa chất scopolamine - một loại độc dược có khả năng gây ảo giác, khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn nhân vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức và khi hồi tỉnh, họ sẽ không nhớ những gì mình đã làm trước đó. Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa của loài cây này có chứa chất gây ảo giác scopolamine.

    Hoa loa kèn -  Angel’s trumpet
    Hoa loa kèn - Angel’s trumpet
    Hoa loa kèn -  Angel’s trumpet
    Hoa loa kèn - Angel’s trumpet
  9. Top 9

    Cây bả chó - Colchicum Autumnale

    Hoa bả chó xuất hiện phổ biến ở nước Anh, một số nơi tại châu Âu và New Zealand. Loài hoa màu tím, quyến rũ này có khả năng gây hại người tương tự thạch tín. Chỉ cần trúng độc Colchicum của cây này thì bạn chỉ có thể từ từ nhận lấy cái chết trong đau đớn như khi trúng độc thạch tín, mà bạn không thể tìm ra thuốc giải độc. Hoa cây bả chó (Colchicum autumnale), hay còn gọi là báo vũ, thu thủy tiên, nghệ tây mùa thu. Đây là loài cây đẹp có chất độc colchicin, có thể gây chết người. Triệu chứng ngộ độc colchicin tương tự như ngộ độc thạch tín, có thể khiến tim ngừng đập ngay lập tức và không có thuốc giải độc.


    Hoa bả chó là loài hoa chỉ nở vào mùa Thu. Tuy có cái tên không mấy đẹp đẽ, nhưng ngược lại hoa này nở lại rất đẹp. Tuy nhiên, nó lại được mệnh danh là “nữ hoàng độc dược” vì chất độc của nó tương đương với thạch tím. Loài thực vật này hay bị những người nhặt lá nhầm lẫn với tỏi gấu (Allium ursinum), do nó hơi giống với loài cây này, nhưng nó là một loài cây độc gây chết người do sự có mặt của chất độc colchicin.


    Triệu chứng ngộ độc colchicin tương tự như ngộ độc thạch tín (asen) và không có thuốc giải độc. Mặc dù là một chất độc, nhưng colchicin vẫn được chấp thuận cho sử dụng để điều trị bệnh gút và còn được dùng trong nhân giống thực vật để sản xuất các giống đa bội. Trong bả chó, bả chuột thường có cyanua, thallium là chất cực độc. Nếu không may ăn phải thì sẽ bị ngộ độc. Người bị ngộ độc thường có biểu hiện co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. Nếu không xử lý kịp, bệnh nhân sẽ giảm trương lực cơ và mất phản xạ, trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.

    Cây bả chó - Colchicum Autumnale
    Cây bả chó - Colchicum Autumnale
    Cây bả chó - Colchicum Autumnale
    Cây bả chó - Colchicum Autumnale
  10. Top 10

    Hoa đỗ quyên – Rhododendron

    Đỗ Quyên là loài cây có hoa đẹp, rất được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, loài hoa này được các đơn vị phân phối và nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản. Không chỉ được yêu thích và trồng nhiều trong các khuôn viên bởi vẻ đẹp rực rỡ mà cây đỗ quyên còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Hoa đỗ quyên có rất nhiều tên gọi mỹ miều khác như sơn trà hoa, sơn thạch lưu, báo xuân hoa, được coi là biểu tượng của Washington, được trồng phổ biến ở Tây bắc Thái Bình Dương. Ngoài ra, vẻ đẹp của hoa cũng rất xứng đáng với cái tên của nó.


    Vào mùa xuân, đỗ quyên bắt đầu nở rộ, khoe sắc tuyệt đẹp. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây hoa này đều chứa chất kịch độc, gây chết người. Trúng độc ở dạng nhẹ thì gây buồn nôn, tê liệt toàn thân và hôn mê sâu. Theo nghiên cứu thì cây Đỗ Quyên có khả năng hấp thụ các chất như: Oxit nitric, lưu huỳnh, dioxit, nito dioxit và một số chất phóng xạ độc hại có trong không khí mang lại không gian sạch, trong lành cho ngôi nhà. Chính vì khả năng có thể hút rât nhiều chất độc hại nên các loại hoa Đỗ Quyên có chứa rất nhiều độc tố. Nếu ăn phải Đỗ Quyên dù là một lượng rất ít cũng có thể trúng độc với các triệu chứng như: Chóng mặt, khó thở, uể oải, buồn nôn,…

    Đỗ Quyên là cây bụi lớn, cao từ khoảng 2 đến 2,5m, có nhiều cành, nhiều nhánh nhỏ. Lá của cây Đỗ Quyên mỏng, dạng bầu dục, xếp theo hình xoắn ốc, kích thước lá có thể từ 1-2 cm tới hơn 50 cm. Hoa Đỗ Quyên có ý nghĩa là nhớ và muốn quay trở về nhà, là biểu tượng của tinh yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Với màu sắc rực rỡ, hoa Đỗ Quyên hồng và tím mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hạnh phúc, vui vẻ. Đỗ Quyên vàng là loài hoa tượng trưng tình cảm, sự chân thành, ấm áp cho gia đình, tình bạn.

    Hoa đỗ quyên – Rhododendron
    Hoa đỗ quyên – Rhododendron
    Hoa đỗ quyên – Rhododendron
    Hoa đỗ quyên – Rhododendron
  11. Top 11

    Cây kim tước Laburnum

    Cây chuỗi hoa vàng còn có tên gọi khác là cây kim tước, có tên khoa học là Laburnum, tên tiếng anh là golden Chain. Đây là cây rụng lá nhỏ, một chi của hai loài cây gỗ nhỏ trong phân họ Đậu (Fabaceae), Laburnum anagyroides (kim tước phổ biến) và L. Alpinum.


    Cây kim tước hay thường được gọi là cây chuỗi vàng, bò cạp vàng. Màu sắc hoa rực rỡ đẹp mắt cây thường được lựa chọn trồng trang trí ngoại thất tại các đường phố, công viên Cây kim tước Laburnum ra hoa màu vàng từng chùm cực đẹp, tuy nhiên đây cũng là một loài hoa độc, có chứa cytisine, ở liều lượng thấp có tác dụng tích cực, có thể giúp ích trong quá trình cai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, với liều lượng lớn chất này có thể gây chết người. Trẻ em nuốt phải những bông hoa hoặc vỏ hạt giống sẽ xuất hiện tình trạng nôn ra bọt và co giật, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ mất mạng.


    Tất cả các bộ phận của cây chuỗi vàng đều độc, và có thể gây tử vong nếu tiêu thụ quá nhiều. Các triệu chứng của ngộ độc cây Kim Tước có thể bao gồm buồn ngủ dữ dội, nôn mửa, co quắp, hôn mê, trào nước bọt và giãn con ngươi mắt. Trong một số trường hợp, tiêu chảy nghiêm trọng, và đôi khi co giật là rõ rệt như chứng phong đòn gánh. Độc tố chính của Kim tước là Cytisine, một chủ vận thụ thể nicotinic agonist.

    Cây kim tước Laburnum
    Cây kim tước Laburnum
    Cây kim tước Laburnum
    Cây kim tước Laburnum
  12. Top 12

    Hoa thụy hương

    Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu, gần đây đã du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. Tuy nhiên, đây là một loại cây độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao. Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong. Cây thụy hương là cây bụi thường xanh, hiếm khi ra quả nhưng khi ra quả thì quả của nó có màu đỏ rất đẹp mắt. Đặc biệt ở châu Âu, loài cây này rất được ưa chuộng trang trí trong vườn nhà.

    Cây thụy hương còn có tên gọi khác như bồng lai tử, phong lưu thụ. Đây là cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản. Cây thụy hương là loài cây bụi thường xanh, sống được từ 8 - 10 năm. Cây thụy hương có hoa rất thơm nên được người dân châu Âu rất ưa chuộng trồng trang trí trong vườn nhà. Hoa của cây thụy hương có màu từ vàng ánh lục (vàng chanh) tới trắng hoặc hồng nhạt.

    Cây thụy hương
    hiếm khi ra quả nhưng khi ra quả thì có màu đỏ rất đẹp mắt. Tuy nhiên, lá và quả của cây thụy hương lại rất độc. Hoa của cây thụy hương có màu từ vàng ánh lục (vàng chanh) tới trắng hoặc hồng nhạt. Chi Thụy hương (Daphne) là một loại cây bụi cao 1-1,5 m, còn được gọi là cây thiên đường, thường được trồng để lấy hoa đẹp có mùi. Thực tế loài hoa này rất độc, nếu vô tình nuốt phải có thể gây đau dạ dày dẫn đến tiêu chảy nặng, đau đầu và co giật. Nếu ai đó nuốt thêm quả của loài cây này có thể rơi vào tình trạng hôn mê hoặc chết đột ngột.

    Hoa thụy hương
    Hoa thụy hương
    Hoa thụy hương
    Hoa thụy hương
  13. Top 13

    Hoa chùm pháo (mao địa hoàng)

    Đây là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội. Cây hoa mao địa hoàng (Digitalis purpurea), xuất xứ miền Tây Châu Âu, là một loài cây mọc thành những lùm, cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm, thân đơn trục thẳng, ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc, lá rộng hình lưỡi mác hoa hình chuông màu hồng tím hat màu trắng nở thành cụm dài. Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào.


    Cây chứa chất digitoxin làm mạnh dần nhịp tim, nhưng bài tiết ra rất chậm. Do đó chất digoxin thường được dùng làm thuốc chữa trị lâu dài. Trong lịch sử dược, cây mao địa hoàng nổi tiếng là khám phá của William Withering, một bác sĩ người Anh ở thế kỷ XVIII. Vì tò mò công thức chế biến của các nhà dược thảo địa phương, ông đã khám phá ra các công dụng thuốc của cây. Quá trình làm việc của ông đã đưa đến việc sản xuất ra thuốc cứu chữa cho sự sống.


    Cây mao địa hoàng có tác dụng rất bổ cho các bệnh về tim. Bệnh tim trở nên xấu hơn khi khả năng duy trì tuần hoàn thông thường giảm đi. Chất cardiac glycosides giúp tim đập mạnh hơn, chậm hơn và đều hơn mà không cần nhiều oxy. Cùng một lúc, cây kích thích sự sản xuất nước tiểu, điều này làm hạ lượng máu và giảm sự vận chuyển đến tim. Theo các chuyên gia cây cảnh, hoa chuông thuộc họ cà Solanaceae. Độc tố chứa trong hoa chuông tựa như độc tố trong cà độc dược nên mọi người không nên dùng. Ngoài ra ở điều kiện bình thường, người có cơ địa dị ứng tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa.

    Cây mao địa hoàng
    Cây mao địa hoàng
    Hoa chùm pháo (mao địa hoàng)
    Hoa chùm pháo (mao địa hoàng)
  14. Top 14

    Hoa tử đằng (đậu tía)

    Là loài hoa họ đậu, dây leo, hoa thành từng chùm màu tím rất đẹp, được trồng làm cảnh phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Hoa tử đằng vừa đẹp, vừa có mùi thơm. Tuy nhiên hạt hoa tử đằng rất độc. Nếu ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn nói, chuột rút và tiêu chảy. Sau khi du nhập về Việt Nam, cây hoa Tử Đằng ươm gieo từ hạt phát triển khá tốt với điều kiện khí hậu tuy nhiên do đặc tính “ngủ đông” nên Tử Đằng có mùa rụng lá trước và sau Tết Nguyên Đán.


    Hoa Tử đằng thuộc loại thực vật chất gỗ cỡ lớn, thân của nó thô và khô, cây có sức uốn, leo mạnh hơn nữa cành lá rậm, chúng có thể leo cao đến 20m khỏi mặt đất và lan rộng đến 10m theo chiều ngang có thể làm dàn lớn che nắng. Hoa Tử Đằng gồm nhiều bông hoa nhỏ, mọc thành chùm tia dài mảnh buông lơi như thác đổ bọt tung trắng xóa, hoa có 3 màu cơ bản là trắng, hồng và tím thường ra hoa vào đầu hè nên còn được xem là loài hoa tượng trưng cho mùa hè. Hoa tử đằng mọc thành chùm, có rất nhiều hoa nhỏ tập trung trong một chùm to rủ xuống dài từ 10cm - 80cm màu tím, hồng hoặc trắng, hoa có mùi thơm ngọt.

    Hoa tử đằng thường nở rộ từ tháng 4 tới hết tháng 5, lá cây màu xanh mọc đối xứng. Mỗi năm vào mùa hoa nở, những chùm hoa màu hồng lãng mạn buông rủ xuống bên dưới, tạo nên một bầu trời hoa vô cùng rực rỡ. Người dân Nhật Bản vốn coi đây là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, tương tự như hoa hồng ở các nước phương Tây, Đường hầm hoa tử đằng ở Kawachi là nơi lý tưởng hẹn hò của những cặp đôi yêu nhau. Ngoài ra hoa tử đằng còn thể hiện sự hoan nghênh, hòa hợp hòa đồng, hận thù xóa bỏ quá khứ. Hoa tử đằng cũng có nhiều tác dụng trong y học. Thân, vỏ, hoa, quả của cây này đều có thể làm thuốc, có tác dụng giải độc khử trùng, chỉ tả, lá non và cánh hoa có thể làm thực phẩm.

    Hoa tử đằng (đậu tía)
    Hoa tử đằng (đậu tía)
    Hoa tử đằng (đậu tía)
    Hoa tử đằng (đậu tía)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy