Top 20 Cách làm mứt hoa quả đơn giản tại nhà đón Tết
Vào dịp Tết có rất nhiều loại thực phẩm được bày bán tràn lan trên thị trường trong đó có mứt - thức quà mang hương vị tượng trưng cho ngày Tết. Để đảm bảo an ... xem thêm...toàn thực phẩm và có một sức khỏe tốt trong dịp Tết thì nhiều người đã chọn cách tự làm mứt để phục vụ gia đình nhà mình. Dưới đây là một số loại củ, quả mà bạn có thể làm mứt trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Cùng Toplist khám phá nhé.
-
Mứt Dừa
Mứt dừa là món ăn phổ biến trong các dịp Tết đến, xuân về. Mứt dừa có thể được chế biến với nhiều màu sắc hương vị khác nhau. Dưới đây là cách làm mứt dừa áp dụng cho tất cả các loại màu sắc bạn có thể làm.
Nguyên liệu:- Cùi dừa
- Đường trắng
- Sữa đặc không đường
- Màu sắc của lá cây (màu xanh của lá tám, màu đỏ của củ dền, màu vàng của vỏ cam,...)
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: cùi dừa nạo mỏng thành những lát dài. Nạo vòng tròn và mỏng vừa phải. Loại lá bạn chọn để tạo màu đem xay rồi lọc lấy nước.
- Bước 2: Cho cùi dừa vào nước ngâm khoảng 10 phút rồi rửa 2 đến 3 lần cho bớt dầu dừa.
- Bước 3: Cho cùi dừa vào một chậu sạch rồi đổ đường vào, cùng với đó là cho nước màu bạn đã chuẩn bị để lên màu cho dừa và để qua đêm cho dừa ngấm đường.
- Bước 4: Cho chảo lên bếp đun nóng chảo rồi cho dừa đã tẩm đường vào xao. Đảo đều để dừa ngấm đường, không vón cục và bị gãy. Lửa để vừa phải.
- Bước 5: Sau đó cho thêm sữa vào tiếp tục xao đến khi dừa khô lại và sữa cạn, bạn thấy dừa bám nhiều phấn đường trắng thì tắt bếp để nguội.
- Bước 6: Món mứt dừa đã hoàn thành và bạn hãy đem bảo quản trong hộp hoặc túi nilong để dùng trong dịp Tết nhé.
-
Cà rốt
Cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta và được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày như canh cà rốt thập cẩm, hầm xương và khoai tây, cà rốt luộc…
Bên cạnh đó cà rốt cũng được sử dụng để chế biến thành món mứt cà rốt thơm ngon trong dịp Tết. Dưới đây là cách làm món mứt cà rốt đơn giản mà bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Đường
- Nước vôi trong
Cách làm:
- Bước 1: Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ rồi cắt thành những miếng mỏng hình bông hoa hoặc hình thù nào đó mà bạn thích.
- Bước 2: Đem cà rốt ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 – 3 tiếng thì đổ ra cho vào nước lạnh.
- Bước 3: Đun sôi nồi nước rồi cho cà rốt và trần qua, sau đó đổ vào chậu nước lạnh.
- Bước 4: Trộn đường với cà rốt để khoảng nửa ngày để cà rốt ngấm đường.
- Bước 5: Cho cà rốt ngấm đường vào chảo nóng trên bếp đun lửa vừa.
- Bước 6: Khi đường kết tinh thì tắt bếp để nguội.
- Bước 7: Món mứt cà rốt đã hoàn thành.
-
Quất
Mứt quất có màu vàng vừa dẻo lại thơm là thứ hương vị mà không ai có thể không nếm thử. Bạn có thể chế biến mứt quất theo cách dưới đây:
Nguyên liệu:
- Quất
- Đường
- Nước vôi trong
- Phèn chua
Cách làm:
- Bước 1: Quất rửa sạch, khứa thành 5 hoặc 6 múi (không khứa đứt quả).
- Bước 2: Cho quất vào ngâm với nước vôi trong khoảng nửa ngày rồi xả với nước lạnh thật sạch.
- Bước 3: Đun sôi nước với phèn chua rồi cho quất vào tầm 10 phút thì tắt bếp và tiếp tục xả với nước lạnh.
- Bước 4: Ướp quất với đường cho đến khi đường tan ra hết.
- Bước 5: Cho quất ngấm đường vào chảo nóng trên ngọn lửa vừa và đảo đều đến khi dẻo thì tắt bếp để nguội.
- Bước 6: Đem quất ra phơi khoảng 2, 3 nắng hoặc cho vào sấy khô rồi đem bảo quản.
-
Cà chua
Mứt cà chua làm cũng khá đơn giản mà không tốn nhiều công sức. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây.
Nguyên liệu:
- Cà chua bi chín
- Nước vôi trong
Cách làm:- Bước 1: Cà chua đem rửa sạch rồi lột vỏ
- Bước 2: Dùng dao khứa thành 2 miếng không đứt rồi đem ngâm vào nước vôi trong để qua đêm.
- Bước 3: Sau đó vớt cà chua để ráo nước rồi dùng tay ép nhẹ cà chua cho hạt ra hết và tiếp tục ngâm vào nước vôi trong.
- Bước 4: Khi thấy quả cà chua cứng hơn thì đổ ra xả sạch với nước rồi đem cà chua trộn đều với đường theo tỉ lệ 1:1.
- Bước 5: Đem cà chua đã ngấm đường cho vào chảo nóng trên ngọn lửa vừa.
- Bước 6: Thực hiện đảo đều và nhẹ tay đến khi kết tinh đường trên cà chua thì tắt bếp và để nguội.
-
Táo
Bạn đã thử làm mứt táo bao giờ chưa? Vào dịp giáp Tết lại đúng là mùa của những trái táo ta. Ngoài việc ăn trực tiếp chúng ta có thể chế biến thành món mứt táo dẻo ngon trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Nguyên liệu:- Táo chua
- Đường vàng
- Phèn chua
- Nước vôi trong
Cách làm:- Bước 1: Táo rửa sạch và dùng xiên để xiên lỗ trên quả táo.
- Bước 2: Ngâm táo đã xiên vào nước vôi trong khoảng nửa ngày rồi xả với nước lạnh.
- Bước 3: Đun phèn chua trên bếp rồi đổ táo vào trần. Sau đó xả vài lần với nước sạch.
- Bước 4: Ướp táo với đường theo tỉ lệ 1 : 0,6 qua đêm
- Bước 5: Đem táo đã ngấm đường đổ vào chảo nóng trên ngọn lửa vừa đến khi quả táo trong và ăn dai thì tắt bếp.
- Bước 6: Đem táo sấy ở 100 độ C khoảng 1 giờ và cho ra để nguội. Bạn có thể thưởng thức luôn món mứt táo dẻo dai hoặc bảo quản chúng trong lọ thủy tinh nhé.
-
Gừng
Vào tiết trời se lạnh của ngày Tết và cùng nhau thưởng thức món mứt gừng cay ngọt thì sẽ tuyệt vời biết bao. Dưới đây là cách làm món mứt gừng mà bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu:- Gừng tươi
- Chanh tươi
- Đường
- Muối hạt
Cách làm:- Bước 1: Rửa sạch gừng rồi cạo vỏ đem thái thành miếng mỏng.
- Bước 2: Ngâm gừng vào chậu nước muối đã pha sẵn khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 3: Cho gừng vào nồi nước vắt chanh rồi đem luộc. Làm 2 lần liên tiếp để gừng giảm vị cay.
- Bước 4: Vớt gừng ra, trộn gừng với đường theo tỉ lệ 2 : 1 và để qua đêm.
- Bước 5: Đem gừng đã ngấm đường cho vào chảo nóng đun trên ngọn lửa vừa.
- Bước 6: Thực hiện đảo đều tay đến khi kết tinh trắng bám vào gừng thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức nhé.
-
Vỏ bưởi
Thông thường bưởi ta chỉ ăn múi và bỏ cùi và vỏ. Tuy nhiên bạn có thể chưa biết vỏ bưởi có thể chế biến thành món mứt vỏ bưởi thơm, cay rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Nguyên liệu:
- Vỏ bưởi tươi
- Rượu trắng
- Muối
- Đường
Cách làm:- Bước 1: Vỏ bưởi rửa sạch thái móng thành miếng vừa ăn
- Bước 2: Hòa muối vào nước rồi cho vỏ bưởi vào ngâm khoảng 3 giờ rồi xả với nước lạnh
- Bước 3: Cho vỏ bưởi luộc sôi khoảng 10 phút để bớt cay rồi vắt ráo nước.
- Bước 4: Sau đó trọn vỏ bưởi với đường để qua đêm cho đường ngấm vào vỏ bưởi.
- Bước 5: Cho vỏ bưởi ngấm đường vào chảo nóng trên ngọn lửa vừa. Thực hiện đảo đều tay đến khi vỏ bưởi kết tinh đường trắng thì tắt bếp, để nguội.
- Bước 6: Món mứt vỏ bưởi đã hoàn thành.
-
Chuối
Chuối cũng là một thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Từ chuối người ta cũng chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là cách làm món mứt chuối phục vụ trong dịp Tết sắp tới mà bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu:- Chuối xanh
- Nước cốt chanh
- Muối
- Nước
- Đường
Cách làm:- Bước 1: Chuối bỏ vỏ thái lát vừa rồi ngâm vào nước muối và nước cốt chanh đã chuẩn bị sẵn trong 1 tiếng.
- Bước 2: Vớt chuối ra và rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Bước 3: Cho chuối vào chảo dầu nóng trên ngọn lửa vừa và tiến hành chiên chuối đến khi giòn vàng thì vớt ra giấy thấm dầu.
- Bước 4: Cho một chảo khác lên bếp, đổ đường và một chút nước đun nhỏ để đường tan chảy.
- Bước 5: Sau đó cho chuối đã chiên vào đảo nhẹ đến khi nước đường cạn và có kết tinh quanh miếng chuối thì tắt bếp, để nguội.
-
Khoai lang
Mứt khoai lang cũng là món ăn ưa thích của nhiều người. Cách làm mứt khoai lang cũng rất đơn giản, bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé.
Nguyên liệu:- Khoai lang
- Đường
- Nước vôi trong
Cách làm:
- Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng theo hình thù bạn yêu thích rồi ngâm chúng vào nước vôi trong đã chuẩn bị sẵn khoảng 5 giờ.
- Bước 2: Vớt khoai lang và rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Bước 3: Trộn khoa lang với đường theo tỉ lệ 2 : 1 khoảng nửa ngày để đường tan chảy ngấm vào khoai lang.
- Bước 4: Cho khoai lang đã ướp đường vào chảo nóng trên ngọn lửa vừa và thực hiện xao khoai lang.
- Bước 5: Đảo đều tay để khoai không bị cháy đến khi khoai lang có kết tinh trắng thì tắt bếp, để nguội.
-
Vỏ cam
Mứt vỏ cam là món ăn mới được thực hiện mấy năm gần đây. Với vị thơm nồng, cay nhẹ, lạ miệng đã hấp dẫn được những nhà ẩm thực Việt.
Nguyên liệu:
- Vỏ cam chín: Chọn loại vỏ cam có màu vàng đẹp để khi làm mứt sẽ có màu bắt mắt hơn
- Đường trắng
- Muối
Cách làm:- Bước 1: Bổ dọc quả cam thành 4 miếng. Tách lấy vỏ và thái vỏ theo chiều dài của miếng cam vừa tách.
- Bước 2: Đem luộc vỏ cam trên bếp tầm 10 phút rồi đổ nước đi và tiếp tục cho nước mới vào luộc tiếp. Khoảng 3 lần thì đổ ra rổ cho ráo nước.
- Bước 3: Cho vỏ cam vừa luộc và ngâm với nước muối đã pha sẵn khoảng 4 tiếng rồi đổ ra cho ráo nước.
- Bước 4: Ướp đường vỏ cam theo tỉ lệ 10:4, nghĩa là 1kg vỏ cam thì dùng 400g đường. Ướp qua đêm để đường chảy nước và ngấm vào vỏ cam.
- Bước 5: Đổ hỗn hợp ướp vào chảo to đun dưới ngọn lửa vừa để đường tan chảy hết. Đảo đều tay đến khi vỏ cam có kết tủa trắng bám vào.
- Bước 6: Như vậy, món mứt vỏ cam đã hoàn thành. Bạn hãy cho ra đĩa lớn để nguội và bảo quản trong hộp nhé.
-
Mứt Hạt Sen Từ Sen Tươi, Khô Và Mứt Củ Sen
Một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc và đậm chất dinh dưỡng đối với nhiều người Việt khác được sử dụng làm mứt, đó chính là hạt sen. Ngoài được sử dụng làm mứt thì hạt sen có thể nấu chè, đun nước, nấu cháo làm thực phẩm an thần.
Trong ngày tết món mứt hạt sen thanh ngọt chính là món ăn vặt vô cùng thích hợp để nhâm nhi chén trà câu chuyện nhân dịp năm mới xuân về.
Nguyên Liệu:
- 1 kg hạt sen tươi
- 600 gram đường kính trắng
- 2 thìa canh muối
- 2 ống vani tạo mùi thơm.
Cách Làm:
- Bước 1: Sơ chế hạt sen tươi – Hạt sen tươi khi mua về sẽ có lớp vỏ ngoài, vì thế khi mua hạt sen tươi về các bạn hãy chú ý bóc lớp vỏ mỏng ngoài này đi. Sau đó các bạn sử dụng một chiếc tăm hoặc kim băng để lấy tâm sen ra. Tâm sen có tác dụng an thần, nhưng khi làm mứt mà có tâm sen sẽ mang lại vị đắng, làm mất sự hấp dẫn của mứt hạt sen tươi. Sau khi đã lấy hết tâm sen, các bạn cho hạt sen vào nước ấm, ngâm từ 4 đến 5 giờ đồng hồ để hạt sen mềm ra. Sau khi đã ngâm 4 – 5 tiếng đồng hồ, cho hạt sen vào nồi, cho khoảng 500ml nước lạnh, đổ ngập hạt sen rồi luộc qua hạt sen. Khi nước sôi các bạn tắt bếp, vớt hạt sen ra rổ và rửa lại một lần nữa với nước lạnh. Hạt sen tươi sẽ có vị hăng, vị gắt nhẹ, công đoạn luộc qua này sẽ làm mất vị hăng của hạt sen. Hạt sen tươi sau khi vừa luộc xong, bạn vớt ra và ngâm ngay vào một chậu nước đá lạnh. Đây là bí quyết giúp hạt sen được trắng và không bị nứt vỡ. Sau khi ngâm vào đá lạnh, các bạn lại tiếp tục đổ nước ngập hạt sen rồi đun lửa nhỏ cho tới khi hạt sen chín tới thì tắt bếp. Chú ý không đảo mạnh trong quá trình luộc hạt sen để tránh làm hạt sen bị nát vỡ.
- Bước 2: Tẩm ướp hạt sen với đường – Hạt sen sau khi sơ chế và luộc chín, các bạn cần đem tẩm ướp với đường để tạo vị ngọt cần thiết cho món mứt của chúng ta. Công thức thông thường là ướp hạt sen với đường theo tỉ lệ 1:1, có nghĩa là cứ 1kg hạt sen lại sử dụng 1kg đường, tuy nhiên nếu bạn thích ăn ngọt hơn có thể ướp theo tỉ lệ 1.5:1 hoặc 0.8:1 tùy theo khẩu vị mỗi người. Bạn cho hạt sen vào một chiếc chậu lớn, trải một lớp đường rồi tới một lớp hạt sen, cứ như vậy cho đến khi sử dụng hết số hạt sen. Sau khi xong, các bạn lắc nhẹ chậu để hạt sen thấm đều đường, không nên đảo mạnh kẻo làm hạt sen vỡ nát không đẹp mắt. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng chậu, ướp hạt sen khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ cho đến khi đường tan hết.
- Bước 3: Sên mứt hạt sen – Sau khi đã ướp đường, bạn vớt hạt sen ra một cái bát sạch, rồi đổ phần nước đường đã tan chảy vào chảo đế dày, vặn bếp nhỏ lửa và đảo đường đều tay cho đến khi đường đặc lại thành một hỗn hợp dẻo thì cho hạt sen vào, dùng muôi gỗ đảo nhẹ tay. Để lửa ở mức thấp nhất, liên tục đảo đều để đường ngấm đều vào hạt sen. Cho 2 ống vani vào hạt sen để tạo mùi thơm hấp dẫn. Đun lửa nhỏ cho đến khi nhận thấy đường dính đều xung quanh hạt sen, các hạt sen tách rời nhau, dùng tay chạm vào hạt sen không còn cảm giác dính dính của đường thắng thì tắt bếp. Khi mứt hạt sen đã nguội, các bạn dùng rây, rây đường xay vào mứt để mứt hạt sen tươi thêm đẹp mắt và ngon miệng.
- Bước 4: Bảo quản và sử dụng mứt hạt sen tươi – Mứt hạt sen vừa được chế biến xong, các bạn để nguội rồi cất vào lọ đậy nắp kín, bảo quản nơi thoáng mát. Mứt hạt sen được làm đúng cách sẽ ngọt thanh chứ không ngọt gắt, có vị giòn dễ ăn không ngán. Nếu để trong hộp thủy tin sạch và được đậy kín, chúng ta có thể bảo quản mứt hạt sen tới 3 tháng mà vẫn giữ nguyên hương vị. Khi muốn mời khách các bạn chỉ cần cho mứt hạt sen tươi ra đĩa, có thể pha thêm ấm trà mạn uống cùng. Ngoài ra các bạn cũng có thể cho vào túi hoặc hộp, mang đi tặng và biếu bạn bè nhân dịp lễ tết – mứt hạt sen tự làm là một món quà vừa ý nghĩa vừa ngon miệng. Mứt hạt sen tươi là một món mứt dễ ăn và lạ miệng vì mứt hạt sen không quá ngọt như các loại mứt khác, đồng thời mứt hạt sen dễ bảo quản và tốt cho sức khỏe. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách làm mứt hạt sen tươi tại nhà nhân dịp Tết nguyên đán.
-
Cách làm Mứt bí đao không cần phèn
Mứt bí đao là một trong những loại mứt khá phổ biến trong ẩm thực ngày Tết của dân tộc. Nếu như các loại mứt trái cây thông thường hơi dai và cứng thì mứt bí lại mềm, dễ ăn và cũng có lẽ bởi mứt có hương vị đặc trưng.
Tuy cách làm có chút phức tạp hơn các loại mứt khác nhưng bù lại mứt rất ngon và mọng nước. Khi cho vào miệng sẽ vô cùng tuyệt vời, hấp dẫn.
Nguyên Liệu:
- 1 quả bí đao
- 600 gr đường cát trắng
- 2 – 3 giọt hương liệu vani
- 8 gr vôi tôi
- 2 thìa tinh chất bưởi
Cách làm:
- Bước 1: Bạn rửa sạch bí đao rồi gọt vỏ, bỏ đi phần ruột và cùi xanh sau đó cắt bí đao thành từng miếng dài vừa ăn. Ngâm bí đao trong nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Bước 2: Hoà vôi tôi trong nước ấm khoảng 3 – 5 phút đợi cho phần cặn vôi lắng xuống đáy nồi thì vớt lấy phần nước bên trên, bỏ đi phần cặn. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian bằng việc hoà vôi tôi với nước ấm trước như thế này.
- Bước 3: Ngâm bí đao trong nước vôi trong vừa có trong vòng từ 3 đến 5 giờ hoặc ngâm qua đêm nếu bạn thích mứt bí săn đều và dẻo hơn.
- Bước 4: Khi đã kết thúc thời gian ngâm, bạn đổ bí đao ra rửa sạch với nước lạnh và để ngoài rỗ cho ráo nước hẳn.
- Bước 5: Trong lúc đó bạn đun sôi đường trắng với nước để có hỗn hợp nước đường. Sau đó trụng qua bí với hỗn hợp này rồi cho ngay vào một tô nước lạnh. Nếu thích mứt bí săn, giòn thì bạn có thể bỏ thêm một chút đá rồi ngâm như thế trong 5 – 10 phút rồi vớt ra.
- Bước 6: Cho đường vào bí đao trộn đều, tuỳ theo khẩu vị của gia đình bạn sẽ điều chỉnh lượng đường phù hợp. Chú ý hãy trộn đều tay để bí được ngấm đường đều rồi đậy kín lại để qua đêm cho đường có thể tan hết ra.
- Bước 7: Sau đó bạn đổ bí đao lẫn nước đường vào một chiếc chảo lòng sâu với mức lửa nhỏ rồi bắt đầu sên để mứt bí đao bắt đầu sánh lại. Khi thấy đường sôi lăn tăn hãy thêm một ít tinh dầu bưởi vào để tăng thêm mùi thơm tự nhiên cho món ăn. Bạn cần hết sức lưu ý khi sên bí đao với đường không được ngừng tay đảo để đường không bị dính ở đáy chảo và chỉ giữ lửa nhỏ tránh đường bị cháy đen.
- Bước 8: Bạn cứ tiếp tục sên như thế cho đến khi đường dính đều lên bề mặt bí đao thì tắt bếp và để nguội hoặc bạn đem phơi khô và cho vào lọ thuỷ tinh để bảo quản. Tùy theo sở thích mà bạn lựa chọn bảo quản trong ngăn mát hoặc để ở nhiệt độ phòng đều được. Bạn cũng có thể tha hồ sáng tạo với món mứt bí đao truyền thống mới nếu như không thích thưởng thức mứt với kích thước dày thì bạn có thể bào mỏng hay thái sợi cho dễ ăn hơn.
-
Cách Làm Mứt Rau Câu Dẻo
Món mứt dẻo dẻo, dai dai này được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt là các em bé, hầu như đến gia đình nào mà có món mứt này cũng sẽ hết trước tiên. Chẳng những mang sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ mà mứt rau câu còn có hương thơm thoảng dịu của hương bưởi và độ dai, giòn rất vui tai. Vì thế bạn có thể học ngay cách làm loại mứt tuyệt vời này nhé.
Để làm được món mứt rau câu siêu ngon tại nhà, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây:
Nguyên liệu:- Một gói bột rau câu khoảng 25g
- Nước lọc: 1 lít
- 3/4 bát con đường trắng
- Vài giọt tinh dầu hoa bưởi
- Vài giọt màu thực phẩm
Cách làm:
- Bước 1: Bạn đổ bột rau câu vào nồi cùng với một lít nước.
- Bước 2: Hòa tan một rau câu với nước, để yên khoảng 30 phút trước khi bạn tiến hành đun sôi.
- Bước 3: Cho nồi đó lên bếp để đun sôi, đun nhỏ lửa đến khi nào thấy bột rau câu đã tan hoàn toàn thì bạn cho đường vào đun tiếp, đun nhỏ lửa đến khi đường tan hết ra. Chú ý khi đun cần hớt hết bọt rau câu.
- Bước 4: Cho vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào nồi rau câu đang nấu, sau đó tắt bếp.
- Bước 5: Bạn tiếp tục đổ thạch rau câu vừa nấu vào trong từng khuôn nhỏ, mỗi khuôn bạn nhỏ vài giọt màu thực phẩm để món mứt rau câu thêm đẹp mắt và tạo nên những màu sắc khác nhau.
- Bước 6: dùng muôi trộn đều cho màu tan đều, để nguội rồi cho vào tủ lạnh 3 – 4 tiếng để rau câu đông lại.
- Bước 7: Sau khi kiểm tra đã thấy rau câu đông lại hết, bạn lấy ra và úp ngược ra thớt, dùng dao hình gợn sóng cắt thành từng miếng, cứ khoảng dài 6cm, chiều ngang 1,5cm và dày 1cm là vừa.
- Bước 8: Bạn xếp từng mẻ rau câu vào khay, cho vào lò vi sóng, không nên đóng cửa lò, sấy ở nhiệt độ 60 độ C đến khi rau câu khô là được. Cuối cùng, bạn lấy mứt rau câu ra, xếp từng thỏi vào lọ thủy tinh sạch để dùng dần. Với cách làm mứt rau câu bằng lò vi sóng đơn giản trên, bạn đã có được những miếng mứt thơm ngon để chiêu đãi gia đình. Dịp tết mà có một đĩa mứt rau câu nhiều sắc màu đẹp mắt như thế này trên bàn đãi khách thì chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khen đó nhé!
-
Làm Mứt Khế Không Cần Nước Vôi
Nghe tên khá là lạ đúng không các bạn. Nếu ai yêu thích những loại mứt trái cây có vị vừa chua chua ngọt ngọt vô cùng hấp dẫn thì hẳn là không thể nào bỏ qua món mứt khế tuyệt vời. Tết này hãy thử thêm vào mâm bánh trái của gia đình món mứt khế hấp dẫn để cả nhà thưởng thức nhé.
Nguyên Liệu:
- Khế chua
- Gừng
- Chanh
- Đường
- Muối trắng
- Nước sạch
- Để có món mứt khế ngon nhất có thể bạn nên chọn những quả khế ương ương, có màu xanh và hơi ngả vàng. Không nên chọn những quả khế còn quá xanh hay quá chín vàng để mứt hoàn hảo nhất.
Cách Làm:
- Bước 1: Sơ chế khế chua. Khế bạn mua về rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu và các phần viền trên múi khế, sau đó tiếp tục cắt theo cách mà mình thích hoặc là tách khế thành từng múi hoặc là cắt khế thành các miếng có đủ cánh khế. Hãy lưu ý không nên cắt khế quá mỏng sẽ dễ bị nát trong quá trình sên mứt, làm mất đi tính thẩm mỹ và hương vị vốn có. Sau khi cắt khế xong bạn hãy bỏ hết phần hạt trong khế.
- Bước 2: Ngâm khế. Sự khác biệt trong cách làm mứt khế không cần nước vôi chính là việc ngâm khế sẽ dùng bằng nước muối pha loãng hoặc bằng chanh thay vì dùng nước vôi như bình thường để mứt được dẻo hơn. Bạn hãy pha nước và muôi trắng cùng chanh với tỷ lệ 1:1:1 có nghĩa là một muỗng cà phê muối hoà vào 1 muỗng canh nước cốt chanh cùng 1 lít nước lọc. Cứ thế bạn ngâm khế trong nước muối chanh loãng trong vòng từ 1 – 2 tiếng, sau đó rửa lại khế qua nước sạch nhiều lần. Rồi vớt khế ra cho vào rổ để ráo nước chuẩn bị cho bước làm tiếp theo.
- Bước 3: Chần khế. Tiếp theo để có thể khử bớt vị chua của khế và cũng tiết kiệm được lượng đường ướp bạn hãy thực hiện cách sau đây để hương vị của mứt thơm ngon hơn. Bạn hãy đặt miếng khế lên thớt rồi dùng dao nhẹ nhàng ép xuống để khế tiết nước chua ra ngoài. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho đường phèn vào tiếp theo cho khế vào nồi chần sơ qua trong khoảng 30 giây rồi vớt ra rửa sạch lại với nước lạnh. Bạn tiếp tục để khế ráo nước, nếm thử xem vị khế đã bớt chua chưa, nếu còn hì lại dùng dao ép thêm một lần nữa.
- Bước 4: Sên mứt khế với gừng. Bước cuối cùng bạn hãy cho đường và khế vào một chiếc nồi theo tỷ lệ 1:2 nghĩa là 2kg khế chua trộn cùng 1kg đường sau đó nêm nếm theo khẩu vị nhưng nên giữ nguyên ở mức nhất định thì mới có thể đảm bảo hương vị của món mứt. Tiếp theo trộn đều và ướp khoảng 3 – 5 tiếng để đường tan hết và ngấm đều vào khế. Bạn cho nồi lên bếp bật lửa ở mức thấp nhất để đun mứt, đừng bật lửa to sẽ khiến đường bị cháy ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của mứt khế. Thỉnh thoảng bạn dùng đũa đảo nhẹ khế trong nồi để khế thấm hương vị và tránh bị nát. Khi quan sát thấy nước đường trong nồi đã khô dần thì bạn cho gừng băm nhỏ vào và đảo nhẹ tay vài vòng cho gừng thấm vào khế. Đến lúc mứt khế bắt đầu chuyển sang màu cánh gián đẹp mắt và cạn đường thì bạn hãy tắt lửa. Tuỳ thuộc vào khẩu vị và sở thích ăn dẻo hay khô mà bạn sên mứt. Cuối cùng bạn cho mứt khế ra mâm để ráo rồi cho vào hủ bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh ăn dần.
-
Cách Làm Mứt Chùm Ruột Có Màu Đỏ
Màu đỏ luôn là mùa chủ đạo trong ngày Tết. Tượng trưng cho sự may mắn, vui tươi, thấy màu đỏ là thấy Tết. Và món mứt ngày hôm nay mình muốn giới thiệu tới các bạn cũng có 1 màu đỏ rất tự nhiên và hấp dẫn. Vâng, đó chính là món mứt chùm ruột. Vừa ngon bổ rẻ, cách làm lại tương đối đơn giản cho bạn thực hiện.
Nguyên Liệu:- 1 kg chùm ruột
- 500gr đường
- 1 tsp ớt bột
- Một ít muối
- 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã
Cách làm:
- Bước 1: Lấy mỗi lần 15-20 trái chùm ruột đặt lên trên mặt bàn sạch, dùng 1 tấm thớt đặt nhẹ lên. Vừa ấn nhẹ vừa xoay đều để cho chùm ruột mềm ra mà không bị nát giúp món mứt trái cây chùm ruột của bạn thấm đều đường hơn.
- Bước 2: Sau đó bạn rửa chùm ruột qua nước lạnh 2-3 lần để hết mặn và ra nước chua.
- Bước 3:Tiếp đến bạn dùng 1 tấm khăn sạch cho chùm ruột vào vắt thặt ráo. Mục đích của bước này để chùm ruột ra hết nước chua và để mứt trái cây chùm ruột không bị nhão.
- Bước 4: Ướp chùm ruột với đường, để 2-3 giờ cho đường tan và chùm ruột thấm đường.Những trái chùm ruột sau khi vắt sẽ hơi nhăn và méo mó nhưng sau khi ngâm đường sẽ lại tròn căng trở lại.
- Bước 5: Kể đến bạn dùng một chảo dày cho chùm ruột vào và bắt đầu sên. Khi đường tan hoàn toàn và bắt đầu sôi thì bạn hạ lửa nhỏ lại.
- Bước 6: Bạn giã thật nhỏ gừng để nguyên vỏ cho vào trong chảo cùng chùm ruột. Tiếp theo thêm ớt bột vào và đảo đều để món mứt trái cây chùm ruột thêm vị cay hấp dẫn.
- Bước 7: Đường sẽ bắt đầu sệt lại và chùm ruột chuyển từ màu xanh sang màu cam. Tiếp tục đảo đều và nhẹ cho đường khô và chùm ruột cũng chuyển màu đỏ tươi rất đẹp.
- Bước 8: Mứt mứt trái cây chùm ruột ráo, có màu đỏ thì bạn tắt bếp. Để nguội và bảo quản mứt trái cây chùm ruột trong lọ thủy tinh sạch và dùng dần nhé.
Thành phẩm mứt trái cây chùm ruột có màu đỏ trong, ăn giòn dai có vị chua cay ngọt với mùi thơm của gừng.
Mứt không bị ướt và nhão. Với một món mứt không quá ngọt, cay lạ miệng và màu sắc rực rỡ không cần phẩm màu, bạn có thể trổ tài để làm tặng bạn bè hoặc để cả nhà nhâm nhi cũng thật hấp dẫn phải không.
-
Cách Làm Mứt Thơm, Dứa
Mứt thơm là một trong những món mứt hay xuất hiện vào ngày Tết cổ truyền dùng để chiêu đãi khách đến chơi nhà. Cách làm mứt thơm ngon vô cùng đơn giản, vị chua dịu dễ chịu ăn rất hợp trong những ngày Tết khi mà bạn đã bắt đầu ngán những thực phẩm giàu chất béo.
Nguyên Liệu:- Thơm: 2 quả( chín vừa)
- Muối ăn: 1 muỗng cà phê
- Phèn chua: 5g
- 1 ống vani.
- Vôi tôi: 10g
- Đường: 600 g
Cách Làm:
- Bước 1: Đầu tiên bạn bắt tay vào sơ chế nguyên liệu để chuẩn bị cho cách làm mứt thơm ngon, thơm gọt vỏ bỏ mắt, rửa sạch, cắt thành khoanh tròn lát dày từ 1-1,5cm rồi bỏ lõi.
- Bước 2: Tiếp đến bạn hòa tan 30g muối với 2 lít nước và cho từng miếng thơm vào ngâm khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch thơm bằng nước lạnh. Hòa 10g vôi tôi với 2 lít nước rồi để lắng và gạn lấy phần nước vôi trong.
- Bước 3: Cho từng miếng thơm đã ngâm muối vào nước vôi rồi ngâm thơm với nước vôi trong từ 5 6 tiếng. Sau đó bạn rửa sạch thơm bằng nước lạnh. Để có cách làm mứt thơm ngon bạn đun sôi 10g phèn chua với 2 lít nước.
- Bước 4: Tiếp đó tắt bếp, xếp từng lát thơm vào nồi nước phèn chua, đậy nắp trong khoảng 10 phút rồi vớt ra đem rửa sạch thơm bằng nước lạnh.
- Bước 5: Sau khi đã rửa sach thơm bạn xếp thơm vào khay giấy bạc rồi từ từ rải từng lớp đường lên trên thơm. Cứ một lớp thơm là một lớp đường. Sau đó bạn gói lại để cho thơm ngấm và làm tan chảy đường.
- Bước 6: Khi đường đã chảy hết bạn lần lượt xếp thơm vào chảo cho nước đường lên trên rồi bắt đầu sên. Trong lúc sên bạn nên lật từng miếng thơm để cho thơm ngấm đều hơn để có cách làm mứt dứa thơm ngon.
- Bước 7: Sên thơm với lửa to đến khi nước đường bắt đầu sôi thì hạ bớt lửa đến khi nước cạn, thơm trong hơn là được. Tắt bếp và cho vani vào đảo đều nhẹ tay.
- Bước 8: Cuối cùng xếp thơm vào khay giấy bạc rồi cho vào lò nướng, sấy thơm trong khoảng 60 phút hoặc đem phơi khô ngoài nắng đều được, sau đó để nguội và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Vị chua chua, thơm thơm và dẻo dẻo của mứt thơm chắc hẳn sẽ khiến bạn và mọi người thích thú khi nếm thử và thật là hãnh diện khi bạn giới thiệu với mọi người rằng đây là món mứt do chính tay mình chế biến phải không nào.
-
Cách Làm Mứt Mãng Cầu
Mãng cầu không chỉ có tác dụng chữa nhiều bệnh như viêm loét, thấp khớp mà nó còn hỗ trợ điều trị tốt các bệnh về gan và ung thư. Quả này có chứa 1 hàm lượng cacbon hidrat giúp giảm đi lượng đường trong máu.
Mãng cầu ít béo và có được lượng vitamin C cao hơn với nhu cầu hàng ngày dành cho một người. Nó còn là 1 vị thuốc chống oxy hóa rất tốt có tác dụng tăng cường được hệ miễn dịch và giúp bạn trẻ lâu. Ngoài những công dụng trên, mãng cầu luôn có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, mãng cầu còn được người dân Nam Bộ chế biến thành món kẹo mứt. Cách làm loại mứt mãng cầu này cũng khá đơn giản và dễ làm nhé.
Nguyên Liệu:- Đường cát trắng
- 1 quả mãng cầu xiêm chín
- Vani
- Giấy bóng để gói mứt
- Có thể thêm sữa tươi hoặc không
Cách Làm:
- Bước 1: Tách sạch vỏ trái mãng cầu, sau đó các bạn nhẹ nhàng rửa thịt mãng cầu cho bớt chua. Tiếp theo các bạn nhặt hết hạt trong các múi mãng cầu xiêm.
- Bước 2: Cho vào trong một cái thau sạch, đổ khoảng 500g đường cát vào, nếu cho thêm sữa thì các bạn có thể cho khoảng 150ml sữa sau đó trộn thật đều lên.
- Bước 3: Và ướp mãng cầu như thế khoảng 2 tiếng. Đun chín mãng cầu. Cho cái chảo lên bếp, cho mãng cầu đã được ướp vào đun sôi lên, sau đó để mức lửa liu riu, thỉnh thoảng đảo lên để cho mãng cầu không bị bén khê.
- Bước 4: Khi mãng cầu đã sền sền đặc sánh thì các bạn cho thêm chút vani vào đảo thêm một chút nữa rồi tắt bếp.
- Bước 5: Cho mãng cầu đã được đun chín dàn đều ra mâm và phơi nắng trong khoảng 2h đến 3h. Trong lúc phơi các bạn nên trở hai mặt cho đều để mứt mãng cầu được trong đều.
- Bước 6: Sau đó cắt từng miếng mứt mãng cầu và gói vào trong giấy bóng kính để bảo quản dùng dần.
Mứt mãng cầu xiêm vị chua ngọt thanh nhẹ, nên được rất nhiều người ưa thích, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy hãy bỏ ra một chút thời gian để làm món mứt mãng cầu xiêm cho ngày tết thêm ý nghĩa nhé. Cách làm mứt mãng cầu hơi cầu kì nhưng khi thành phẩm mứt đã hoàn thành sẽ có màu trắng trong, không bị dính tay. Nhưng khi ăn thì hương vị chua chua ngọt ngọt của món mứt thật thơm ngon hấp dẫn.
-
Làm Mứt Đu Đủ
Mứt Đu Đủ sẽ là loại mứt tương đối khác lạ trong đĩa mứt Tết của nhà bạn đó. Các loại mứt truyền thống như mứt bí, mứt cà rốt, mứt dừa…có lẽ đã không còn xa lạ gì. Nhưng với loại mứt Đu Đủ thì cách làm nó ra sao, hương vị như thế nào. Hãy học hỏi cách chế biến nó và bày đẹp mắt trên bàn uống nước nhà mình vào dịp Tết nhé.
Nguyên Liệu:- Đu đủ: 600gr (Chọn những trái đu đủ chín vàng không bị nhũn)
- Đường kính trắng: 300gram
- Vôi + vani + phèn chua
Cách làm:
- Bước 1: Đu đủ các bạn gọt vỏ và bỏ sạch hạt. Cho đu đủ vào ngâm cùng với nước vôi trong khoảng 5 đến 6 tiếng. Sau đó bạn vớt ra rửa sạch với nước lạnh cho tới khi hết hẵn mùi vôi.
- Bước 2: Đun sôi phèn chua với nước rồi bạn cho đu đủ vào chần khoảng 3 đến 5 phút, rồi vớt ra rửa sạch với nước để cho hết mùi phèn chua.
- Bước 3: Ướp đu đủ cùng với đường theo tỷ lệ 1kg đu đủ với khoảng 500gr đường các bạn ướp trong khoảng 4 đến 5 tiếng.
- Bước 4: Cho hỗn hợp trong bước 4 vào trong chảo đun nhỏ lửa và đảo thật đều tay để đu đủ ngấm đường.
- Bước 5: Khi đường đã cạn và keo lại và bám trắng vào đu đủ thì các bạn nhấc chảo ra cho thêm vài giọt vani vào rồi đảo đều khoảng 2 đến 3 phút là các bạn đã hoàn thành xong món mứt đu đủ thơm ngon rồi đấy!
-
Cách Làm Mứt Cóc Cay Ngon Theo Kiểu Nam Bộ
Món mứt cóc cay khô có vị chua cay ngọt nguyên quả hoặc bổ đôi có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Bộ với nguyên liệu sẵn có là những trái cóc tươi, chua giòn kết hợp cùng vị ngọt của đường và cay nồng của những sợi gừng tươi. Bên cạnh đó, món ăn vặt này mang đến hương vị ngọt cay hài hòa rất thích hợp bổ sung vào trong thực đơn món mứt Tết cổ truyền.)
Nguyên Liệu:- 1 kg cóc non (cóc xanh)
- 1 thìa ớt bột
- 1 cục vôi tôi
- 400g đường
- 1 nhánh gừng
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế trái cóc, củ gừng – Vôi tôi các bạn cho vào trong bát rồi hòa tan cùng với nước lạnh, để khoảng chừng 15 phút để cho phần nước vôi tôi được lắng đọng xuống phía đáy, rồi tiến hành lọc lấy phần nước vôi trong suốt bên trên, bỏ hết phần cặm.
- Bước 2: Gừng tươi các bạn rửa sạch, cạo vỏ dùng dao thái thành sợi. Cóc các bạn dùng nạo gọt sạch vỏ, bổ làm đôi trái cóc, tách bỏ hạt đi rồi mang ngâm cóc vào trong một thau nước vôi tôi khoảng chừng từ 5 đến 6 tiếng.
- Bước 3: Sau đó các bạn vớt cóc ra và xả lại nhiều lần với nước lạnh, rồi đổ ra rổ cho thật ráo nước.
- Bước 4: Ngâm cóc với đường trắng – Sau đó các bạn cho cóc và đường trắng vào trong một cái nồi, trộn đều lên, rồi tiến hành ướp cóc khoảng chừng từ 4 đến 6 tiếng.
- Bước 5: Sên khô mứt cóc cay – Tiếp đó các bạn bắc một nồi cóc vừa ướp với đường lên trên bếp tiến hành đun sôi, rồi cho thêm gừng tươi vào, đun với mức lửa nhỏ.
- Bước 6: Sau đó các bạn cho tiếp một chút ớt bột vào rồi đảo đều. Các bạn đun đến khi thấy nước đường dần dần chuyển sang màu vàng và phần nước đường có được độ sền sệt lại thì các bạn tắt bếp.
- Bước 7: Xếp mứt cóc ra vỉ cho thật ráo, để hong khô khoảng chừng 2 tiếng rồi cho vào trong lọ đậy kín dùng dần.
Mứt cóc non chua cay là 1 món mứt cổ truyền dành cho ngày Tết của người dân Nam Bộ, với những trái cóc xanh được bán ngoài hè phố và đường trắng dễ dàng mua được trong các siêu thị bạn có thể tự tay làm món mứt cóc xanh, cóc non chua ngọt cay ngon thật hài hòa mời khách ngày Tết nhé. ngay cách làm món mứt tuyệt vời này cho riêng mình nhé.
-
Cách Làm Mứt Khoai Môn Dẻo
Mứt khoai môn vừa dẻo vừa thơm bùi ngon đảm bảo khi ăn đảm bảo bạn sẽ say đắm. Thêm vào thực đơn một món ăn vặt vô cùng bổ dưỡng mà lại không lo béo phì hoặc sợ bệnh do dùng nhiều chất hóa học phải không nào. Với món mứt này các bạn có thể dùng để đãi khách mời trong những ngày sum họp thì quả là hợp lí vô cùng.
Nguyên Liệu:- Khoai môn dạng sáp cần chừng khoảng 500g
- Đường cát trắng khoảng 200g
- Muối ăn thì cần một nhúm nhỏ
Cách làm:- Bước 1: Các bạn cần gọt bỏ vỏ thái lát khoai môn rồi chiên giòn. Bạn lấy các củ khoai môn tươi ngon mà bạn vừa chọn mua được ngoài chợ về ra gọt bỏ sạch vỏ ngoài của khoai rồi rửa thật sạch với một chút muối pha loãng cho sạch đi phần nhớt. Sau đó các bạn dùng dao sắc cắt thành từng lát vuông dài chừng một ngón tay để ra giá cho ráo nước.
- Bước 2: Tiếp đến các bạn dùng một cái chảo sâu lòng rồi cho vào đó một chút dầu ăn bắc lên bếp đun cho đến khi nóng già thì các bạn cho khoai môn vào chiên ở lửa nhỏ cho từng miếng khoai môn giòn ngon mà tuyệt đối không được để bị cháy khét bạn nhé. Nấu khoai môn với hỗn hợp đường cát – Khi các bạn thấy khoai môn chiên đã chín vàng giòn thì các bạn có thể vớt chúng ra đĩa đã có rải sẵn một lớp giấy thấm dầu để thấm bớt dầu cho từng miếng khoai được ráo dầu và khô trơn hơn.
- Bước 3: Sau đó các bạn lấy đường cát hòa với một chút nước cùng với ít muối ăn đã được chuẩn bị sẵn trước đó, rồi cho vào chảo chống dính đun sôi lên khoảng 5 phút với lửa nhỏ để nước đường cát không vị cháy khét. Đảo đều tất cả hỗn hợp đến khi thành mứt của cách làm mứt khoai môn.
- Bước 4: Tiếp theo là các bạn cho khoai môn vừa chiên vào đảo đều cùng với nước đường đang đun sôi trên bếp. Bạn có thể dùng muỗng mềm hoặc đũa để đảo khoai sao cho các miếng khoai chiên không bị gãy nát. Bạn cứ nhẹ nhàng đảo đều qua đảo đều lại cho đến khi thấy đường đã kết tinh bám lại trên từng miếng mứt khoai và khô ráo lúc này các bạn có thể tắt bếp và bắc xuống chờ cho mứt khoai nguội thì các bạn mới cho vào hũ thủy tinh bảo quản nhé.