Top 10 Món ăn vặt mùa hè ngon nhất mà bạn có thể làm tại nhà
Vào những ngày hè nắng nóng cơ thể bạn rất dễ bị nổi mụn, bị nhiệt, trẻ em thì biếng ăn. Công thức các món ăn vặt mùa hè dễ làm mà ai cũng có thể làm được giúp ... xem thêm...các bạn “đánh tan” bức bối trong người trong những ngày trời hè nắng nóng khó chịu. Để giúp cho mọi người có thể nhanh chóng và dễ dàng chế biến những món ăn vặt tại nhà, thì hôm nay TopList sẽ giới thiệu đến bạn cách làm các món ăn vặt mùa hè ngon nhất tại nhà nhé.
-
Trà sữa nướng trân châu hoàng kim
Nguyên liệu:
- Đường nâu 160 gr
- Bột năng 100 gr
- Mật ong 3 muỗng cà phê
- Đường trắng 2 muỗng canh
- Nước lọc 2 muỗng canh
- Sữa tươi không đường 500 ml
- Sữa đặc 6 muỗng canh
- Trà túi lọc 3 gói
Cách chế biến:
Làm trân châu hoàng kim:
- Bạn bắc nồi lên bếp thêm 100 ml nước, 10 gr đường nâu, nấu sôi sau đó tắt bếp.
- Cho 100 gr bột năng vào tô, đổ từ từ nước đường nâu vừa nấu vào nhào đều sau đó thêm 2 muỗng mật ong tiếp tục nhào đều.
- Bạn vo tròn từng viên nhỏ xinh trân châu, áo qua bột năng sau đó dùng rây rây lớp áo bột.
- Bạn bắc nồi lên bếp thêm 200 ml nước, 50 gr đường nâu, đợi sôi cho viên trân châu vào luộc 25 p, sau đó vớt vào tô nước đá để trân châu dai ngon rồi vớt ra để ráo.
- Bạn cho vào tô 100 gr đường nâu, thêm 100 ml nước, 1 muỗng canh mật ong, rồi cho trân châu đã ráo nước vào đảo đều.
Làm trà sữa nướng:
- Bạn cho 2 muỗng canh đường trắng và 2 muỗng canh nước lọc vào nồi.
- Đun sôi cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián.
- Nhanh tay cho 500 ml sữa tươi không đường, 6 muỗng canh sữa đặc vào nồi rồi khuấy cho caramel hòa tan. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà có thể điều chỉnh lượng sữa đặc này nhé.
- Tiếp tục cho 3 gói trà túi lọc hoặc trà đen vào. Nấu trà từ 2 đến 3 phút cho trà ra hết rồi tắt bếp để nguội.
Thành phẩm:
- Bạn cho trân châu vào ly, thêm trà sữa, đá lạnh và mời gia đình cùng thưởng thức ly trà sữa nướng thơm béo cùng trân châu dai ngon ngọt ngào này nhé!
-
Bánh tráng trộn
Nguyên liệu:
- Bánh tráng 100 g
- Xoài xanh 1 quả
- Trứng cút 10 quả
- Quất 2 trái(tắc hay hạnh)
- Khô bò 40 g
- Khô mực 100 g
- Khô bò đen 2 muỗng canh
- Nước bò 50 ml
- Hành lá 50 g
- Hành tím 1 củ
- Rau răm 50 g
- Đậu phộng 50 g
- Dụng cụ thực hiện: Kéo, dĩa, tô sạch, găng tay nilon, dụng cụ nạo sợi rau củ, bếp, chảo, nồi
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
- Dùng kéo cắt bánh tráng thành các miếng nhỏ theo sở thích của từng người (nhớ đừng cắt nhỏ quá khi trộn sẽ dễ bị nhão và vụn bánh). Xoài xanh gọt vỏ, bào sợi dài.
- Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho vào 1/2 chén dầu ăn, dầu nóng cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho 50 g hành lá cắt nhỏ vào xào sơ rồi nhắc xuống. Bắc 1 nồi nước và luộc chín trứng cút.
Trộn bánh tráng:
- Cho bánh tráng vào một cái tô lớn, sau đó cắt nhỏ rau răm đã rửa sạch vào. Lần lượt cho vào tô xoài bào sợi, 1 muỗng canh muối tôm, 1 muỗng canh đậu phộng, 1 muỗng canh tép rang, 1 muỗng canh sa tế, khô bò xé sợi, khô bò đen và 1 trái tắc.
- Cho thêm vào tô 2 muỗng canh nước bò đen, 1 muỗng canh mỡ hành và một ít hành phi. Sau đó, trộn đều lên là được.
Thành phẩm:
- Cuối cùng cho trứng cút và một ít khô bò hoặc khô mực lên trang trí là bạn đã có ngay đĩa bánh tráng trộn thơm ngon, không kém gì mua ngoài hàng.
-
Chè caramen hoa quả
Nguyên liệu:
- Đường 140 gr
- Nước 40 ml
- Nước cốt chanh 1 thìa
- Vani 1 thìa
- Sữa tươi 400 ml
- Nước cốt dừa 100 ml
- Sữa đặc 150 ml
- Trái cây 100 gr(chuối/thanh long/đu đủ/xoàixoài/kiwi)
- Lòng đỏ trứng 5 cái Lòng trắng trứng 3 cái
Cách chế biến:
Sơ chế hoa quả:
- Hoa quả sau khi mua về rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
Làm bánh flan cốt dừa:
- Cho 70gr đường, 40 ml nước và 1 thìa nước cốt chanh đun sôi cho đến khi đổi thành màu vàng đen. Sau đó, cho hỗn hợp vào chén (mỗi chén khoảng 1 thìa hỗn hợp).
- Cho 5 lòng đỏ trứng, 3 lòng trắng trứng, 70gr đường và 1 thìa vani vào tôi rồi dùng phới trộn đều hỗn hợp.
- Đun hỗn hợp 400ml sữa tươi, 100ml nước cốt dừa, 150ml sữa đặc đến khoảng 50 độ C (vừa đun vừa khuấy đều).
- Trộn hỗn hợp sữa và trứng lại với nhau, sau đó dùng rây lượt hỗn hợp.
- Cho hỗn hợp vào chén đã chuẩn vị và đun cách thủy 20 - 25 phút. Sau đó lấy bánh ra để nguội.
Làm chè caramen hoa quả:
- Dùng dao lấy bánh ra để qua dĩa. Trang trí trái cây và sữa tươi xung quanh. Và thế là bạn đã hoàn thành món chè caramen thơm ngon, mát lạnh rồi đấy.
Thành phẩm:
- Chè caramen hoa quả đầy màu sắc của trái cây. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị thơm béo của bánh flan kết hợp với sự thanh mát của trái cây tạo nên một món tráng miệng tuyệt vời.
-
Bánh gối nhân thịt
Nguyên liệu:
- Bột mì 140 gr
- Bột gạo 20 gr
- Thịt heo 150 gr(dùng thịt đùi vừa nạc vừa mỡ)
- Nấm mèo 5 gr
- Trứng cút 10 quả
- Trứng gà 1 quả
- Miến sợi 20 gr
- Cà rốt 30 gr
- Củ sắn 30 gr
- Hành lá 2 nhánh
- Hành tím 30 gr
- Bắp vàng 30 gr
- Hành tây 30 gr
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt heo rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhỏ.
- Nấm mèo ngâm nở rồi xắt nhỏ. Miến sợi ngâm nước 15 phút cho mềm rồi xắt nhỏ.
- Các loại hành tây, cà rốt, củ sắn, hành lá, hành tím rửa sạch, xắt hạt lựu. Bắp dùng dao bào nhỏ hạt. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
Nhào bột làm phần vỏ:
- Bột mì và bột gạo cho vào tô, đập vào một quả trứng gà trộn đều. Sau đó thêm vào 150 ml nước nhào thật mịn.
- Dùng bọc thực phẩm bọc miệng tô cho bột nghỉ 30 phút.
Làm phần nhân bánh:
- Cho các nguyên liệu gồm: thịt heo xay, miến sợi, nấm mèo, cà rốt, bắp, hành tây, củ sắn vào tô trộn đều. Nêm vào 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm trộn đều, ướp trong vòng 15 phút.
- Đun nóng một ít dầu ăn, cho hành tím vào phi vàng, sau đó trút phần nhân ở trên vào xào chín, cho hành lá vào xào thêm một chút rồi tắt bếp.
Gói bánh:
- Bạn chia bột ra thành những phần nhỏ, sau đó dùng cây cán bột mỏng ra.
- Cho một ít nhân vô giữa miếng bột, thêm vào một quả trứng cút rồi gói lại. Dùng tay ấn miệng bánh cho chặt.
Chiên bánh:
- Để chảo dầu lên bếp đun sôi, cho bánh vào chiên nhỏ lửa cho đến khi vàng giòn là được.
- Vớt bánh ra để ráo dầu và ăn khi còn nóng nhé.
Thành phẩm:
- Bánh gối với lớp vỏ giòn rụm cùng nhân bánh bùi béo, hấp dẫn chấm kèm chén nước chấm chua ngọt thì còn gì bằng!
-
Sữa chua mít thạch lá dứa
Nguyên liệu:
- Lá dứa 300 g
- Bột rau câu dẻo 10 g
- Đường 200 g
- Sữa chua 2 hộp
- Mít 50 g
- Dừa khô 10 g
- Dụng cụ thực hiện: Nồi, rây lọc, máy xay sinh tố,...
Cách chế biến:
Xay nước cốt lá dứa:
- Lá dứa mua về rửa sạch rồi cắt khúc cho vào máy xay sinh tố, đổ thêm 300ml nước lọc vô và xay nhuyễn lá dứa với nước.
- Sau khi xay xong dùng rây lọc nước cốt lá dứa rồi cho vào một cái tô.
Làm thạch rau câu lá dứa:
- Cho vào nồi 10g bột rau câu dẻo, 200g đường rồi trộn đều.
- Sau đó, cho thêm 1,5 lít nước vào nồi, vừa đun vừa trộn đều đến khi sôi thì cho 200ml nước lá dứa vừa xay ban nãy vào, khuấy đều tay.
Đổ khuôn:
- Bạn tắt bếp, để nguội rồi đổ hỗn hợp trên vào khuôn nhỏ làm thạch, để trong tủ lạnh 2 - 3 tiếng cho thạch đông.
Mít xé nhỏ:
- Mít mua về tách hạt ra và xé nhỏ 50g múi mít sao cho vừa ăn.
Hoàn thành sữa chua mít thạch lá dứa:
- Cho 2 hộp sữa chua, thạch lá dứa, mít vào cốc, rắc dừa khô lên trên là bạn đã hoàn thành món sữa chua mít thạch lá dứa rồi đó.
Thành phẩm:
- Mít tươi ngon, giòn ngọt với vị chua dịu, thanh mát của sữa chua thêm thạch lá dứa dẻo thơm rất thích hợp cho những ngày hè nóng bức. Hãy cùng thực hiện ngay món sữa chua mít thạch lá dứa cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
-
Bánh tôm
Nguyên Liệu:
- Phần bánh tôm
- 500 g tôm đất
- 500 g khoai lang
- 2 quả trứng
- 150 g bột mỳ
- 100 g bột gạo
- 50 g bột năng hoặc bột bắp
- 1/3 thìa cà phê bột nghệ
- 1/2 thìa cà phê bột nở
- 300 ml nước
- dầu ăn, muối, tiêu
Phần nước chấm:
- 100 g đu đủ
- 100 g cà rốt
- 1/2 thìa cà phê muối
- 3 thìa canh đường
- 2 thìa canh nước cốt chanh hoặc giấm
- 2 thìa canh nước mắm
- 180 ml nước lọc
- Tỏi, ớt
- Rau sống ăn kèm (húng, mùi, tía tô, xà lách...)
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi. Ngâm trong nước muối loãng 15 phút, vớt ra để ráo.
- Tôm cắt bỏ râu và phần cạnh cứng ở đầu. Rửa sạch, để ráo, ướp với gia vị. Nên xào sơ để tôm co lại, lúc chiên bánh sẽ có tạo hình đẹp hơn.
- Đu đủ, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát thành miếng nhỏ vừa ăn hoặc tỉa hoa lá để tạo sự phong phú cho món ăn.
Làm bột bánh tôm:
- Cho trứng, bột gạo, bột năng, bột nở, bột nghệ và 1 chút muối vào âu và đánh đều tay cho bột sệt lại.
- Thêm 300 ml nước vào hỗn hợp bột và khuấy đều để các nguyên liệu quyện với nhau.
- Bạn ủ bột khoảng 30 phút rồi cho khoai lang bào sợi vào và trộn đều.
Làm nước chấm dưa góp:
- Cho một nửa lượng giấm, đường cùng toàn bộ lượng muối vào trộn đều với đu đủ và cà rốt. Ngâm 30 phút rồi cho vào bát nước chấm đã chuẩn bị.
- Pha đường, chanh/ giấm với nước lọc ấm đẻ được nước chua ngọt rồi thêm dần mắm đến khi vừa miệng. Thêm tỏi và ớt băm vào.
- Khi ăn cho phần dưa góp đu đủ, cà rốt vào bát nước chấm.
Chiên bánh tôm:
- Làm nóng dầu ăn, cho khuôn bánh vào rồi múc bột bánh, khoai lang và tôm cho vào chảo. Chú ý chỉnh cho tôm nằm giữa bánh để tăng tính thẩm mỹ cho món ăn.
- Chiên đến khi bánh chín vàng thì vớt ra, thấm dầu để tránh dầu thừa thấm ngược vào bánh.
Hoàn thành món bánh tôm:
- Bánh tôm ngon nhất khi dùng nóng với rau sống và nước chấm.
-
Nộm khô bò
Nguyên liệu:
- 200g đu đủ xanh
- 150g cà rốt
- 100g thịt bò khô
- 50g đậu phộng
- 50ml nước mắm
- 50ml nước cốt chanh
- 1 quả ớt
- 15g muối
- 20g rau kinh giới
- 10g tỏi
- 50g đường
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
- Đu đủ và cà rốt được bào mỏng
- Đu đủ xanh cùng với cà rốt gọt vỏ rồi bạn thái thành sợi mỏng và dài.
- Thịt bò khô bạn mua về rồi bạn xé thành sợi mỏng.
- Đậu phộng bạn cũng rang chín rồi bạn để cho nguội bớt. Sau đó sẽ bỏ vỏ và bạn đem giã dập.
- Rau kinh giới thì bạn nhặt lấy lá rồi đem rửa sạch.
- Tỏi bạn bóc vỏ rồi đem băm nhỏ lẫn cùng với ớt.
- Cho vào 1 thìa muối và bóp nhẹ cùng với đu đủ trong khoảng 2 đến 3 phút rồi rửa sạch, bạn nhớ vắt nhẹ cho bớt nước.
- Trộn cà rốt cùng với đu đủ cùng với 2 thìa đường rồi bạn để trong vòng 20 phút cho ngấm. Làm như vậy bạn sẽ giúp cho đu đủ và cà rốt được giòn hơn.
Tiến hành trộn nộm:
- Cho vào trong bát khoảng 50ml nước mắm, 30g đường trắng, 50ml nước cốt chanh rồi bạn khuấy đều hết lên cho đến khi thấy tan hết đường.
- Cho thêm vào ớt, tỏi đã băm nhuyễn vào và đảo đều lên. Vì trong đu đủ thì đã có một phần đường rồi nên khi bạn làm nước trộn thì bạn sẽ không cần cho quá ngọt đâu nhé.
- Trộn đều đu đủ, cà rốt, rồi bò khô, rau kinh giới trong cái âu trộn, rưới nước sốt vào và tiếp tục trộn thật đều.
- Gắp ra đĩa, rắc lạc rang giã dập lên phía trên và thưởng thức được rồi.
Thành phẩm:
- Các nguyên liệu này khi trộn vào sẽ rất ngấm gia vị và đậm đà, có vị chua, vị mặn, ngọt hơi cay cay. Rau cần giữ được độ giòn, có màu sắc tươi sáng. Vị ăn giòn dai, ngọt ngọt, đậu phộng thì vị bùi bùi béo ngậy.
-
Trái cây dầm
Nguyên liệu:
- Bơ 2 trái Vải 500 gr
- Nhãn 500 gr
- Mít 500 gr
- Chôm chôm 500 gr
- Dâu 300 gr
- Nho 300 gr
- Dưa hấu 1 trái
- Xoài 2 trái
- Chuối 3 trái
- Sữa đặc 380 gr
- Nước cốt chanh 4 muỗng canh
- Siro 4 muỗng canh
- Đậu phộng 30 gr
- Sữa chua 4 hộp
Cách chế biến:
Sơ chế các loại trái cây:
- Đầu tiên trái cây mua về bạn rửa qua nước sạch, sau đó ngâm trái cây với muối pha loãng khoảng 15 phút để làm sạch khuẩn. Sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo.
- Đối với mít, bạn bổ quả và lấy múi, bỏ hạt, xắt thành nhiều miếng vừa ăn.
- Với dưa hấu, bạn cắt phần vỏ và lựa hạt (hoặc vẫn để hạt cũng không sao nhé!), cắt thành các miếng nhỏ dày 1cm.
- Xoài và bơ gọt vỏ, bỏ hột và cắt thành nhiều miếng vừa ăn.
- Với nhãn, chôm chôm, vảithì lột vỏ, bỏ hột, cắt phần thịt làm đôi, làm ba hoặc để nguyên đều được.
- Thanh long, kiwi, chuối lột hoặc gọt vỏ, cắt thành nhiều miếng nhỏ tùy ý.
- Dâu tây và nho bạn có thể cắt quả làm đôi hoặc giữ nguyên quả luôn cũng được nhé!
- Để loại bỏ dư lượng trừ sâu trên trái cây bạn cho trái cây vào thau rồi cho thêm vào 2 - 3 muỗng cà phê bột baking soda rồi ngâm khoảng 15 phút.
Hoàn thành món trái cây dầm:
- Cho trái cây vào hộp để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 - 2 tiếng. Sau đó, bạn xếp trái cây vào tô, cho thêm khoảng 3 muỗng cà phê sữa đặc, 2 muỗng cà phê siro và 1/2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi.
- Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm các loại mứt trái cây, rau câu, dừa sợi hoặc đậu phộng rang tùy theo sở thích của mình để phần trái cây tô thơm ngon và đẹp mắt hơn.
- Cuối cùng, bạn cho thêm 2 - 3 muỗng canh sữa chua tùy theo sở thích, thêm phần đá bào đã chuẩn bị sẵn, và trộn đều các nguyên liệu trong tô là hoàn thành rồi.
Thành phẩm:
- Trái cây dầm là một món tráng miệng thơm ngon và bổ dưỡng. Chỉ với vài bước làm đơn giản tại nhà, bạn đã một món ăn nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đẹp da và tăng sức đề kháng cho cơ thể rồi! Để thêm phần ngon miệng bạn có thể cho thêm dừa bảo hoặc dừa khô để tăng hương vị cho thành phẩm nhé.
-
Sữa chua hạt đác
Nguyên liệu:
- Sữa tươi 220 ml
- Đường 30 gr
- Nước cốt dừa 20 ml
- Sữa chua 200 gr
- Topping tùy thích 100 gr(thạch trái cây/trái cây/rau câu...)
Cách chế biến:
Sơ chế hạt đác:
- Hạt đác mua về đem rửa sạch, luộc qua nước sôi, rữa một lẩn nữa và để ráo.
Pha nước sữa dừa:
- Pha nước sữa dừa gồm: sữa tươi + đường + nước cốt dừa, đảo đều, nếm vừa miệng thì cho vào ngăn mát tủ lạnh (khoảng 20 phút) chờ sử dụng.
- Trộn sữa chua, hạt đác, hỗn hợp trên và các loại topping. Giờ bạn có thể thưởng thức món sữa chua hạt đác rồi đấy.
Thành Phẩm:
- Sữa chua hạt đác thơm ngon, béo mịn kết hợp với hạt đác giòn giòn và các loại topping trái cây tươi ngon vô cùng kích thích vị giác đấy nhé!
-
Chè hạt đác với mít
Nguyên liệu:
- Mít 200 gr
- Hạt đác 250 gr
- Bột năng 50 gr
- Thạch đen sương sáo 1 gói
- Sữa tươi không đường 500 ml
- Nước cốt dừa 100 ml
- Sữa đặc 50 gr
- Đường 20 gr
- Bột báng 20 gr
- Phẩm màu hồng 1 ít
Cách chế biến:
Nấu nước cốt dừa:
- Đầu tiên pha nước sữa dừa để cho vào chè.
- Đổ 500 ml sữa tươi không đường ra bát, nêm nếm đường cho hợp khẩu vị, thêm 1 thìa sữa đặc để tạo độ ngọt ngậy cho nước nhé.
- Sau đó cho nước cốt dừa vào khuấy đều. Để vào tủ lạnh cho mát trước khi đem ra dùng.
Làm thạch sương sáo:
- Thạch đen sương sáo làm theo hướng dẫn trên bao bì.
- Dùng 25g thạch và 200ml nước là thạch có độ dai như ý.
- Khi thạch đông dùng dao cắt thành hạt lựu lớn.
Làm viên bột năng:
- Cho bột năng ra thố, nhỏ thêm 1-2 giọt màu tự nhiên (làm từ lá dứa, củ dền... xay nhuyễn vắt lấy nước cốt).
- Chế thêm nước sôi rồi nhào bột đến khi không còn dính tay, dẻo mịn là được.
- Nặn thành viên tròn nhỏ, cho vào luộc rồi vớt ra để vào bát nước đá.
Thành phẩm:
- Hạt đác sau khi sơ chế rồi cho vào cùng với mít thái sợ nhỏ. Khi ăn lấy một ít thạch sương sáo, một ít trân châu, thêm mít và ít bột báng, chan thêm nước sữa dừa trộn đều lên dùng lạnh.