Top 20 Công thức nấu chè đậm hương vị ba miền ngon nhất
Mỗi một loại chè tại ba miền đều có hương vị khác nhau, tùy khẩu vị từng người yêu thích mà lựa chọn. Dù vào mùa hè nóng nực hay mùa mưa giá lạnh, những món ... xem thêm...chè ngọt luôn được lòng thực khách. Danh sách các loại chè truyền thống Việt Nam khá dài và hấp dẫn. Từ Bắc vô Nam biết bao loại chè ngon mà bạn hoàn toàn có thể nấu tại nhà nhé. Hôm nay Toplist sẽ cùng bạn trổ tài ngay với top các món chè ngon nhất đậm hương vị ba miền.
-
Chè con ong
Nguyên liệu:
- ½ kg gạo nếp
- 0.2 kg đường mật
- 1 nhánh gừng già
- 10ml dầu mè
- Vừng trắng, lạc.
Cách làm:
Sơ chế:
- Gạo nếp vo sạch rồi ngâm với chút muối qua đêm khoảng 6-8 tiếng.
- Gừng gọt vỏ, cho vào cối giã nhỏ.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm vo lại lần nữa cho sạch. Để ráo nước rồi cho vào chõ đồ xôi, Đến khi xôi chín mềm thì rưới 10ml dầu mè vào rồi xới tơi lên, đồ thêm 5-7 phút là được.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp để nấu chè, đổ đường với 250ml nước vào nồi, ngoáy tan và đun sôi.
- Bước 3: Đến khi hỗn hợp nước đường bắt đầu sôi thì cho ½ số gừng giã vào.
- Bước 4: Đến khi nước đường sôi sục lên thì bạn cho xôi vào và đảo đều lên.
- Bước 5: Đảo đến khi xôi với đường hòa quyện và đồng nhất thì cho nốt chỗ gừng còn lại vào đảo tiếp 1-2 phút thì tắt bếp, bắc ra. Rắc lạc và vừng lên trên.
- Bước 6: Xôi đổ ra đĩa sâu lòng hoặc cho vào khuôn ép lấy hình
Lưu ý khi làm chè con ong:
- Khi đồ xôi mà thấy xôi bị khô thì bạn rưới thêm chút nước lên trên, xới tơi rồi đồ tiếp nhé.
- Chú ý khi còn ở trong nồi, chè phải hơi ươn ướt đổ ra là vừa nhé bạn, đừng đun lâu quá đấy.
-
Chè cốm nhẹ nhàng hương vị Hà Nội
Nguyên liệu:
- 1 gói cốm khô khoảng 200 gram
- Đường: 250 gram.
- Bột sắn: 2 thìa cafe. Có thể thay phần bột sắn này bằng bột năng hay bột đao trong trường hợp bạn không kịp chuẩn bị. Tuy nhiên, bột sắn vẫn là nguyên liệu ngon nhất và phù hợp nhất.
- Nước cốt dừa: 300 ml. Nước cốt dừa bạn có thể mua loại nước cốt đóng lon hoặc mua dừa tươi về tự vắt.
- Lá dứa tươi: 3 lá. Chọn loại lá dứa già, không bị sâu hay dập để làm món chè cốm.
- Đỗ xanh: 50 gram. Phần đỗ xanh này bạn chỉ cần điểm qua nên không cần chuẩn bị quá nhiều.
Cách làm:
- Bước 1: Nếu bạn đã mua cốm đóng gói sẵn thì không cần phải thực hiện bước sàng sẩy để loại bỏ vỏ trấu hay tạp chất. Lúc này, công đoạn chuẩn bị cốm bạn cần làm chỉ là ngâm cốm qua với nước để cốm mềm. Cốm khô mua về, bạn cho ra một chiếc rá nhỏ sau đó xả ướt cốm dưới vòi nước lạnh. Tiếp đến, bạn cho chỗ cốm trên vào trong tô rồi ngâm với nước lạnh trong khoảng 3 – 5 phút cho cốm mềm. Lưu ý không được ngâm cốm quá lâu để tránh cốm bị nát, nhão hay vữa khi nấu chè.
- Bước 2: Đỗ xanh: Vo sạch và đãi vỏ sau đó đem ngâm đỗ khoảng 2 tiếng trước khi nấu để hạt đỗ no nước, khi nấu chè sẽ ngon và bở hơn. Bột sắn dây: Cho bột vào trong 1 chiếc bát con rồi rót vào bát ½ chén nước. Hoà tan chỗ bột sắn với nước lọc sao cho bột không bị vón cục là được. Lá dứa: Rửa sạch, cắt khúc lá dứa rồi cho vào xay nhuyễn cùng với 1 bát con nước. Xay xong, bạn vắt thật kỹ lấy nước cốt và bỏ bã.
- Bước 3: Cho đậu xanh vào nồi cùng với 1 lít nước lọc + nước cốt lá dứa sau đó đun nhỏ lửa cho đậu nhừ. Khi đậu đã nhừ mềm, bạn cho đường vào nồi đậu sao cho nồi đậu không ngọt quá. Tiếp theo, bạn cho phần cốm đã ngâm vào đun cùng. Khi nồi chè cốm đã sôi trở lại thì khoảng 3 phút sau, bạn nêm lại đường sau đó cho phần bột sắn đã hoà vào đun cùng. Nhẹ nhàng khuấy đều tay, khuấy liên tục cho tới khi nồi chè sánh lại thì tắt bếp. Chờ cho chè cốm đậu xanh nguội bớt, bạn múc chè ra bát và chan phần nước cốt dừa lên trên mặt. Trộn đều nước cốt dừa và chè cốm đậu xanh là có thể thưởng thức.
-
Chè sen đường phèn thanh mát
Nguyên liệu:
- 1/2 kg hạt sen
- 200g đường phèn
Cách làm:
- Bước 1: Hạt sen ngâm mềm, lấy sạch tim sen cho khỏi đắng, cắt bỏ phần đầu đen. Rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm (bạn có thể làm chín hạt sen bằng cách hấp).
- Bước 2: Nấu tan đường phèn, để nguội lắng cặn. Cho nước đường phèn qua một chiếc nồi khác, sau đó cho hạt sen vào rồi nấu chín. Bạn nhớ nấu nhỏ lửa để hạt sen không bị nát và thấm nước đường. Chè hạt sen có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh đều ngon miệng.
-
Chè trôi nước
Nguyên liệu:
- 250gr bột nếp
- 150gr đậu xanh
- 50gr dừa khô
- 300ml nước cốt dừa
- 1 muỗng canh hành phi
- 1 nhánh gừng
- Đường, muối
Cách làm:
- Bước 1: Đậu xanh luộc chín mềm, tán nhuyễn. Cho dừa khô vào đậu xanh, trộn thật đều. Cho hành phi vào cùng 2 muỗng đường, trộn đều đậu xanh, nếm hơi ngọt chút là được. Sau đó vo đậu xanh thành từng viên nhỏ.
- Bước 2: Bôt nếp nhào với nước ấm thành một khối mịn, dẻo. Ngắt một viên bột nhỏ, ấn dẹp và cho đậu xanh vào, vo tròn.
- Bước 3: Bắc nồi nước trên bếp cho sôi, thả từng viên chè vào luộc chín. Thả viên chè vào nước lạnh. Làm lần lượt cho đến hết.
- Bước 4: Nấu nước đường gồm 5 thìa canh đường và 400 ml nước. Nếm sao cho ngọt vừa miệng. Đun sôi nước đường và cho gừng vao. Sau đó thả viên chè vào đun sôi trở lại.Làm nước dừa gồm 300 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ bột năng, chút muối quấy đều trên bếp cho hơi sệt lại.
- Bước 5: Khi ăn món chè trôi nước này bạn múc chè ra chén cho ít nước dừa lên cùng chút mè rang vàng lên trên. Chè trôi nước kiểu miền Nam có chút hành phi cùng dừa nạo bên trong viên chè làm vị chè thơm hẳn, lại có chút béo béo thật ngon.
-
Chè long nhãn hạt sen, một món ăn cung đình
Nguyên liệu:
- 100g hạt sen tươi ( có thể dùng hạt sen khô)
- 500gr nhãn lồng tươi ( nếu không có thì bạn có thể thay thế bằng 100gr long nhãn)
- 250gr đường phèn
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch hạt sen tươi, nhớ lấy tim sen ra nếu không sẽ bị đắng, sau đó cho vào nồi ninh cho nhừ. Nếu là hạt sen khô thì ngâm khoảng 4-5 tiếng trước khi nấu.
- Bước 2: Đợi hạt sen mềm thì vớt ra để ráo. Sau đó cho nước và đường phèn vào nấu cho tan đường, tiếp đến cho hạt sen vào nấu thêm 10 phút nữa, tắt bếp, vớt hạt sen ra bát riêng.
- Bước 3: Nhãn tươi bóc vỏ, dùng mũi dao nhọn lách nhẹ quang cuống để lấy phần hạt ở trong ra sao không không bị rách.
- Bước 4: Khéo léo hồi hạt sen vào trong. Đối với long nhãn khô thì sau khi ngâm với nước ấm cho nở thì các bạn cho từng hạt sen vào cùi nhãn.
- Bước 5: Đun lại nước sen trước đó và cho nhãn đã lồng hạt sen vào cho sôi, sau đó tắt bếp. Các bạn chú ý không nên nấu quá lâu nếu không chè sẽ có vị chua và nhãn sẽ không giữ được độ giòn.
- Bước 6: Múc phần nước chè hạt sen long nhãn ra riêng, đợi nhãn đã lồng hạt sen cho nguội. Khi đã nguội hoàn toàn thì mới thả vào bát nước chè rồi để vào tủ lạnh ăn sẽ mát và rất ngon
-
Chè đậu ván nức tiếng cố đô
Nguyên liệu:
- Đậu ván: 500g, bạn phải chọn đậu ván khô nguyên, hạt chắc mẩy
- Đường: 200g, bạn có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo khẩu vị ăn ngọt của cả nhà nhé.
- Bột năng: 100g.
- Lá dứa: 100g, nếu không có lá dứa bạn có thể thay thế bằng hương vani cũng rất thơm ngon và hợp vị.
- Hộp nước cốt dừa: 1 hộp.
- Sữa tươi có đường: 200ml.
Cách làm:
- Bước 1: Đậu ván sau khi mua về bạn nhặt hết những hạt đậu bị sâu, bị hỏng rồi ngâm với nước ấm khoảng 10 tiếng, tốt nhất là để qua đêm. Bóc sạch vỏ, cho vào nồi hấp cách thủy 30 phút.
- Bước 2: Sử dụng nồi nước khoảng 1-1,2 lít, cho lá dứa đã rửa sạch, để ráo và đường vào đun sôi khoảng 5 phút để tạo mùi thơm sau đó vớt hết lá dứa ra. Hòa bột năng với 1 chén nước nhỏ rồi đổ vào nồi nước đang sôi, vừa đổ vừa khuấy tan đều để bột năng không bị vón cục, nêm nếm lại vị ngọt cho vừa ăn, có thể cho thêm đường tùy thích.
- Bước 3: Sau đó, cho đậu ván đã hấp chín vào, khuấy đều, đun sôi tiếp trong 5 phút nữa là tắt bếp.
- Bước 4: Chế biến nước cốt dừa ăn kèm chè đậu ván: Trộn đều 200ml sữa tươi với hộp nước cốt dừa đã chế biến sẵn, đun sôi trên bếp, để nguội
- Bước 5: Múc chè đậu ván ra từng ly nhỏ, cho nước cốt dừa lên trên, lượng nước cốt dừa tùy theo sở thích của từng người nhé. Chè đậu ván có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều rất ngon, khi ăn lạnh, bạn chỉ cần cho thêm ít đá bào hoặc đơn giản là cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng sau khi chè nguội là có thể thưởng thức được rồi đấy.
-
Chè ngô dân dã
Nguyên liệu:
- 3 bắp ngô nếp
- 2 muỗng canh bột sắn dây hoặc bột năng tùy thích
- Đường phèn hoặc đường bột
Cách làm:
- Bước 1: Ngô bóc bỏ lớp vỏ, nhặt sạch râu ngô rồi dùng dụng cụ bào, bào mỏng. Nếu không có đồ bào thì bạn dùng dao gọt cũng được nhé.
- Bước 2: Cho ngô và cả phần lõi ngô vào nồi, thêm nước ngập mặt ngô khoảng 1 đốt ngón tay rồi nấu đến khi ngô chín mềm thì vớt bỏ phần lõi.
- Bước 3: Pha bột sắn dây hoặc bột năng với chút nước rồi rót từ từ vào nồi ngô, vừa rót vừa khuấy đều theo 1 chiều, đun đến khi nước sôi lại khoảng 2 phút.
- Bước 4: Thêm đường, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bước 5: Múc chè ngô ra bát, ăn khi chè hơi ấm hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh tùy thích. Bạn có thể ăn chè ngô kèm với ít nước cốt dừa để món chè trở nên béo ngậy và thơm hơn, ngoài ra khi nấu chè bạn cũng có thể thêm ít lá nếp, hoặc vani vào giúp chè tăng thêm hương vị và sự hấp dẫn nhé.
-
Chè đậu trắng nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- Đậu trắng
- Gạo nếp.
- Đường.
- Bột năng.
- Lá dứa.
- Nước cốt dừa
- Gia vị
Cách làm:
- Bước 1: Đem phần gạo nếp rửa sạch, đem ngâm vào nước lạnh có pha một ít muối và ngâm qua đêm. Sau đó vớt ra để ráo nước, tiếp đến cho gạo vào nồi nấu đến khi hạt gạo nở bung ra là được tương tự như nấu cháo. Lưu ý sau khi mổ não mềm thì cho mấy đứa đã rửa sạch buộc gọn vào đun cùng khoảng 10 phút
- Bước 2: Còn đậu trắng đem rửa sạch, loại bỏ những hạt hỏng, đem phần đậu ngâm qua đêm để khi nấu đậu mau chín mà không bị sượng.
- Bước 3: Hãy hòa tan bột năng trong một tiếng nhỏ rồi cho từ từ vào nồi gạo nếp. Cho đậu trắng đã nấu chín vào cùng thiên đường và gia vị cho hợp khẩu vị. Lưu ý hãy khuấy đều để phần bột năng không bị vón cục, đun khoảng 10 phút thì nhắc ra.
Bước 4: Hòa tan trong nước cốt dừa bạn sẽ có được món chè ngon với cách nấu chè đậu trắng ngon hấp dẫn. Chè đậu trắng cốt dừa có thể ăn nóng hoặc lạnh đều rất tuyệt vời, kết hợp với nước cốt dừa có vị béo thơm ngon.
-
Chè bà ba đặc trưng Nam Bộ
Nguyên liệu:
- Đậu xanh không vỏ 150 gr
- Dừa khô
- Nấm mèo
- Khoai lang, sắn, khoai môn (nếu thích)
- Đậu phộng, hạt sen
- Bột khoai, bột báng
- Đường
- Vani hoặc lá dứa.
Cách làm:
- Bước 1: Đậu xanh ngâm mềm nấu chín.
- Bước 2: Hạt sen 100 gr luộc chín. Đậu phộng tươi luộc chín 1/2 chén hay hơn tùy sở thích.
- Bước 3: Khoai lang, sắn, khoai môn hấp hay luộc chín, mỗi thứ một ít.
- Bước 4: Nấm mèo 50 gr ngâm nở mềm cắt nhỏ.
- Bước 5: Bột khoai bột báng 100 gr luộc chín rồi cho ra rổ rửa lại với nước.
- Bước 6: Cho nước dừa lần 2 vào nấu cùng đậu xanh, nấm mèo và đường thêm lá dứa. Nếu thích, cho lá dứa thì không cho vani. Nấu sôi nhẹ, cho khoai, đậu và hạt sen thêm cốt dừa, ít hương vani vào nấu ít phút tắt bếp, cho bột khoai và bột báng vào. Chè dùng nóng hay lạnh đều ngon.
-
Chè chuối bột báng nổi tiếng miền Tây
Nguyên liệu:
- Chuối chín: 5 – 6 quả vừa
- Bột báng: 50gr, Bột khoai: 50gr
- Nước cốt dừa lon: 400ml, Đường: 200gr (hoặc theo khẩu vị)
- Muối: 5gr, Đậu phộng: 100gr, Bột năng: 10gr
- Lá dứa: 3 cọng
Cách làm:- Bước 1: Bột khoai ngâm nước sôi 2h, để ráo. Bột báng ngâm nước lạnh 2h, để ráo. Chuối đem lột vỏ, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Cho 500ml nước và lá dứa vào nồi đun sôi, khi nước vừa sôi cho bột khoai vào luộc cho thật chín. Cho bột báng vào luộc thêm 5 phút nữa rồi khuấy đều đến khi mềm. Sau đó cho chuối vào nấu nhừ.
- Bước 3: Khi bột báng và bột khoai nổi trên mặt nước là bột đã chín. Tiếp đó cho hộp nước cốt dừa vào. Lưu ý khi cho nước cốt dừa vào nên để lửa nhỏ, để tránh nước dừa bị trào ra khỏi nồi. Đợi khi thấy nước cốt dừa sôi lên thì cho chuối vào nấu khoảng 10 phút.
- Bước 4: Bước tiếp theo, bạn cho đường & muối vào khuấy đều cho đường và muối được tan hết. Cho nước vào phần bột năng khuấy đều rồi rưới từ từ vào nồi chè, lưu ý không đổ 1 lần để tránh bột năng bị vón cục. Đun thêm khoảng chừng là 2 phút nữa hãy tắt bếp.
- Bước 5: Khi chè chín hẳn, múc ra chén, rắc đậu phộng giã nhỏ lên trên và thưởng thức.
-
Chè khoai mì
Nguyên liệu:
- Khoai mì tươi: 500g
- Dừa nạo: 300g
- Vani: 1 ống
- Đường cát: 200g
- Mè rang.
Cách làm:
- Bước 1: Khoai mì gọt vỏ, cắt khúc ngâm nước khoảng 1 giờ, vớt ra để ráo, đem mài thành bột, bỏ phần lõi bên trong và những sợi khoai bị xơ. Sau đó vắt cho hết nước, vò thành viên tròn để riêng.
- Bước 2: Cho nồi nước lên bếp, nước sôi thì cho từng viên khoai mì vào luộc chín, khi thấy khoai mì trong chín thì vớt ra cho vào nước lạnh.
- Bước 3: Cho 300ml nước sôi vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào nồi, bắt lên bếp nấu sôi, cho đường cát vào, đường tan thì cho từng viên chè vào, nấu sôi trở lại thì cho vani vào và tắt bếp.
- Bước 4: Múc chè ra chén, cho ít mè rang lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy
-
Chè bưởi dai giòn sần sật
Nguyên liệu:
- Cùi một quả bưởi to
- Đường nâu (tuỳ ý cho theo khẩu vị)
- 1 hộp nước cốt dừa
- Bột năng
- 300 gr Đỗ xanh không vỏ
- Muối hột sạch
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch đỗ và ngâm khoảng 1h30-2h. Sau đó bỏ vào hấp tầm 10-15′ cho chín mềm, xem xét không hấp để quá lâu sẽ bị nát. Yêu cầu thành phẩm phải còn nguyên hình dạng mới ngon mắt.
- Bước 2: Cùi bưởi cắt lấy lớp giữa, bỏ đoạn sát vỏ và sát múi cho khỏi đắng và xơ. Sắt thành miếng vuông nhỏ(lưu ý khi nấu cho chín nó sẽ nở gấp đôi nên cả nhà đừng cắt to quá)
- Bước 3: Ngâm cùi bưởi trong nước sôi già tầm 20-30′ rồi bóp một lát sau đó cho vô túi vải (có thể dùng khăn xô sạch, rạch một đoạn bé dại nhét cùi bưởi vào). Bóp cùi dưới vòi nước chảy một lúc và vắt khô. Nếm thử lúc này đã gần như hết đắng. Cẩn thận hơn bạn có thể ngâm nước muối(không cần nước nóng) một thời gian nữa và lặp lại thao tác làm việc bóp dưới vòi nước chảy cho đến khi hết đắng hoàn toàn.
- Bước 4: Pha một nồi nước + chút đường nâu + 100-200gr bột năng cho đến khi cùi ngậm no nước nở lại như cũ. Vớt ra rổ để ráo nước hoàn toàn.
- Bước 5: Cho cùi bưởi đã khô nước vào trộn lẫn với bột năng, xem xét đủ bột và trộn đều để bột bao quanh tổng thể cùi bưởi.
- Bước 6: Chuẩn bị một nồi nước to đun thật sôi rồi cho cùi bưởi đã áo bột vào đun chín, đến lúc cùi bưởi nổi lên hoàn toàn là được. Lưu ý giữ lại nước luộc cùi bưởi này để chút nữa nấu chè.
- Bước 7: Chuẩn bị một âu nước đá. Khi cùi bưởi chín cho ngay vào ngâm trong âu nước lã tầm 20′. Sau đó vớt ra để ráo.
- Bước 8: Cho đường (nhiều ít tùy khẩu vị) + cùi bưởi đã chín + đậu xanh đã hấp và chút bột năng vào nồi nước luộc cùi bưởi lúc nãy để tạo độ sánh, nấu sôi lại tầm 15. Lưu ý không cho nhiều bột năng quá sẽ bị đặc.
- Bước 9: Để nguội, múc ra bát và rưới nước cốt dừa lên. Vậy là đã ngừng bát chè bưởi thơm ngon hoàn hảo bạn nhé!
-
Chè khoai lang tím
Nguyên liệu:
- Khoai lang tím 500gam ( bạn có thể thay thế khoai lang khác, tuy nhiên nên sử dụng khoai lang tím để món chè có màu hấp dẫn).
- Đường kính 50gam
- Sữa ông thọ một hộp nhỏ
- Bột báng 50gam
- Bột sắn dây 50gam
- Nước cốt dừa 250ml
- 1 thìa café muối
Cách làm:
- Bước 1: Khoai lang được rửa sạch, sau đó gọt vỏ và cắt thành những miếng nhỏ, miếng khoai được cắt có kích thước tầm 1,5 – 2cm là hợp lý. Sau đó cho khoai lang được cắt vào ngâm với nước muối pha loãng trong thời gian 20 phút. Ngâm khoai lang sẽ với nước muối sẽ loại bỏ nhựa và giữ được màu khoai lang đẹp.
- Bước 2: Sau khi ngâm 20 phút, bạn vớt khoai vào rổ và để ráo nước. Tiếp theo cho nước vào nồi và hấp khoai. Khoai chín bở có thể tắt bếp.
- Bước 3: Khoai lang sau khi hấp chín được chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần được trộn với đường, một phần được xay nhuyễn.
- Bước 4: Trong khoảng thời gian chờ khoai lang ngấm đường, bạn trộn bột báng với nước ấm ( nhiệt độ 70-80 độ C ). Ngâm trong thời gian 10-15 phút để bột nở mềm, sau đó vớt ra rổ để cho ráo nước.
- Bước 5: Cho phần khoai lang được xay nhuyễn vào nồi đun cùng 500ml nước. Tiếp theo bạn cho sữa đặc vào đun cùng. Với cách nấu chè khoai lang này sau khi hoàn thành bạn sẽ có được bát chè ngon, béo ngậy của sữa nhưng không quá ngọt như dùng với đường kính.
- Bước 6: Sau khi đun sôi hỗn hợp chè khoai lang nấu với sữa, bạn hòa bột sắn dây với nửa chén nước lọc. Cho hỗn hợp bột sắn dây từ từ vào nồi chè khoai lang vừa được đun sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay và cho khoai lang ướp đường vào nấu cùng. Tiếp tục đun sôi nồi chè trong 2 phút rồi tắt bếp. Nếu bạn thích ăn mát thì nên để chè khoai lang nguội sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Hoặc có thể ăn ngay khi còn nóng. Chè khoai lang để ngon và hấp dẫn hơn bạn cho thêm nước cốt dừa, dừa nạo nhỏ, đậu phộng giã nhỏ vào bát trước khi ăn và sau đó là thưởng thức món chè khoai lang.
-
Chè ngô ngọt đậu xanh
Nguyên liệu:
- Bắp ngô nếp non: 2 cái
- Đậu xanh : 200g
- Đường kính trắng : 100g
- Dừa tươi bào : 200g
- Vani : 2 ống
Cách làm:
- Bước 1: Đậu xanh đem rửa sạch, nhặt bỏ hạt sâu hỏng, đem ngâm với nước ấm khoảng 30 phút để đậu mềm, vớt ra để ráo.
- Bước 2: Bắp ngô bóc hết vỏ, bỏ râu, rửa sạch bằng nước. Dùng dao bào mỏng các hạt theo chiều dọc.
- Bước 3: Dừa nạo đem vắt lấy nước cốt bằng cách cho dừa vào nước ấm, bọc trong 1 túi vải sạch.
- Bước 4: Đậu xanh ngâm xong cho vào nồi ninh khoảng 20-30 phút cho đậu chín mềm, sau đó cho tiếp 1/2 phần nước cốt dừa vừa lọc vào, khuấy đều.
- Bước 5: Đun chè sôi khoảng 10 phút, cho ngô vào tiếp, đun nhỏ lửa và khuấy đều.
- Bước 6: Khi bắp ngô chín, cho nốt phần nước cốt dừa còn lại và đường kính vào, khuấy đều cho tan đường. Cuối cùng bạn cho vani vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
-
Chè khoai dẻo
Nguyên liệu:
- Khoai lang: tím, vàng, trắng
- Bột năng
- Dừa khô
- Đậu xanh không vỏ
- Đường
- Gừng, lá dứa, lạc rang.
- Siro màu hoặc các loại rau, củ quả tạo màu nhưu: củ rền, lá dứa,..
Cách làm:
- Bước 1: Khoai bỏ vỏ luộc hoặc hấp thật chín. Nếu luộc thì luộc riêng từng loại để không bị lẫn màu. Lấy khoai ra dùng muỗng tán nhuyễn riêng từng loại. Mỗi loại cho khoảng 150 gr bột năng vào với 50 gr đường vào trộn đều. Bạn chú ý nhào thật kỹ cho bột dẻo, cho ít nước vào trộn nếu thấy khô. Bột và đường gia giảm cho phù hợp.
- Bước 2: Tạo màu cho chè bằng cách trộn các màu tự nhiên đã chuẩn bị sẵn vào hỗn hợp bột đã nhào với đường. Màu xanh lá dứa hoặc bột trà xanh, màu hồng là củ dền hoặc nhanh hơn là siro dâu.
- Bước 3: Tạo hình hoa, vò viên tròn nhỏ rồi viên giữa là nhuỵ và xung quanh là cánh hoa. Các bạn có thể phối màu tùy theo sở thích của mình. Cho ít bột năng khô ra đĩa to để hoa không dính vào đĩa khi lấy sẽ dễ hơn.
- Bước 4: Những hình hoa đã tạo để vài phút cho bột dính vào nhau rồi cho vào nước đang sôi luộc chín. Khi chín nhân sẽ nổi lên mình để thêm ít phút thì vớt ra và cho vào tô đá lạnh. Đậu xanh nấu hoặc hấp chín. Dừa cho ít nước vào vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho thêm 1-2 chén nước vắt lần 2, để riêng.
- Bước 5: Cho nước cốt dừa nấu thêm vài phút với lửa nhỏ, cho khoai rồi bạn tắt bếp. Bạn bảo quản trong tủ lạnh hoặc khi ăn cho thêm đá sẽ ngon hơn. bạn cũng có thể cho thêm dừa khô hoặc lạc rang sẽ ngon hơn rất nhiều. Chúc các bạn thực hiện thành công.
-
Chè nấm tuyết hạt sen
Nguyên liệu:
- 1 cái nấm tuyết khô
- 1 nắm táo tàu
- 1 bát con đường phèn
- 1 bát con hạt sen tươi hoặc khô
- 1 nắm nhãn nhục
- 1 nắm hạt câu kỷ tử.
Cách làm:
- Bước 1: Nấm tuyết bạn đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 15 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và hạt câu kỷ tử rửa sạch để ráo nước. hạt sen loại bỏ tâm sen để không bị đắng.
- Bước 2: Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi, đổ nước ngập nấm 2-3 đốt ngón tay và bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu khoảng 20-30 phút.
- Bước 3: Tiếp theo bạn cho hạt sen vào nấu cùng để hạt sen chín mềm.
- Bước 4: Bạn cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút thì cho đường phèn, lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 1-2 phút nữa là tắt bếp. Chè nấm tuyết hạt sen có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích, nếu thích ăn lạnh bạn cho nồi chè vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là có thể múc chè ra bát thưởng thức. Chè nấm tuyết hạt sen vừa mát bổ lại rất tốt cho sức khỏe.
-
Chè khoai lang tím long nhãn
Nguyên liệu:
- 300g khoai lang tím
- 1 bông nấm tuyết (loại to)
- 50g long nhãn khô (nhãn sấy)
- 100g đường trắng (ngon hơn nếu sử dụng đường phèn)
Cách làm:
- Bước 1: Khoai lang tím gọt vỏ, thái miếng nhỏ hình quân cờ rồi ngâm trong nước muối loãng để khoai hết nhựa.
- Bước 2: Nấm tuyết ngâm trong tô nước ấm khoảng 20 phút cho nấm tuyết nở to rồi dùng tay xé nhỏ.
- Bước 3: Long nhãn Hưng Yên ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho múi long nở đều rồi rửa sạch và để ráo.
- Bước 4: Cho nấm tuyết vào nồi, đổ nước ngập mặt nấm tuyết, đun sôi. Khi nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp khoảng 20 phút để nấm tuyết chín đều
- Bước 5: Cho khoai lang và đường vào nồi, đun cho đến khi khoai lang chín mềm thì cho long nhãn vào. Tiếp tục đun khoảng 5 phút cho đến khi nồi chè sôi trở lại thì tắt bếp (Sau khi tắt bếp, bạn có thể thêm tinh dầu hoa bưởi vào nồi chè và đảo đều để hương vị của nồi chè được đậm đà hơn).
- Bước 6: Đợi cho chè khoai lang tím long nhãn nguội, múc chè ra bát và ăn kèm với đá bào.
-
Chè bí đỏ khoai tím
Nguyên liệu:
- 1 lạng bí đỏ (bí ngô, bí rợ), 1 củ khoai tím
- Nửa chén yến mạch, nửa chén bột nếp
- 1 nhánh gừng
Cách làm:
- Bước 1: Bí mua về gọt bỏ vỏ, hấp cho chín mềm rồi nghiền nhuyễn. Khoai lang tím mua về gọt vỏ, xắt miếng cỡ quân cờ. Yến mạch ngâm nước cho nở mềm, sau đó gạn bỏ nước đi.
- Bước 2: Khoai tím cho vô nồi nhỏ với nước, nấu sôi. Nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun chừng 20 phút là vừa. Vớt khoai ra để ráo.
- Bước 3: Bí nghiền, bột nếp và yến mạch đã ngâm ta trộn đều thành hỗn hợp bột nhuyễn.
- Bước 4: Vo hỗn hợp bột bí thành những viên tròn vừa ăn.
- Bước 5: Bắc nồi để nấu chè, cho nước vào nấu sôi, rồi thả từng viên bột bí trộn vào nấu tới khi chúng nổi hết lên mặt nước là được. Ta vớt hết viên bí ra ngoài và chuyển ngay vô tô nước đun sôi để nguội. Cho khoai lang vào trong nồi, nấu cho chín mềm. Thả vào nồi vài lát gừng đập sơ và lượng đường vừa đủ ăn. Khuấy nhè nhẹ cho đường tan. Tắt bếp. Ăn nóng hoặc nguội, thêm đá tùy thích.
-
Chè sữa đậu đỏ khoai môn
Nguyên liệu:
- Đậu đỏ 150 gr
- Khoai môn 150 gr
- Sữa tươi 250 ml
- Bột bắp 1 muỗng canh
- Bột báng 150 gr
- Đường phèn 80 gr
Cách làm:
- Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước 8 giờ, cho đậu đỏ vào nồi hoặc xửng hấp, hấp chín. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng.
- Bước 2: Bột báng ngâm nước trong tô khoảng 2 giờ cho nở mềm.
- Bước 3: Cho sữa tươi vào nồi, thêm 2 cốc nước, đun sôi. Khi hỗn hợp sôi, cho đậu đỏ, khoai môn vào, nấu nhỏ lửa khoảng 40 phút.
- Bước 4: Tiếp theo, cho bột báng, đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan hết. Pha bột bắp với 1/2 chén nước, cho vào cùng để chè thêm sệt, thơm hơn.
- Bước 5: Tắt bếp, múc chè ra chén là xong. Ăn nóng hay lạnh món chè cũng rất ngon.
-
Chè thái sầu riêng
Nguyên liệu:
- 300g thịt sầu riêng
- 100g sữa chua không đường
- 20g đường
- 150ml sữa tươi
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- 2 muỗng canh sữa đặc
- 3 lá gelatine
Cách làm:
- Bước 1: Phần nước cốt: Cho 200ml nước cốt dừa + 100ml nước lạnh + 70g đường cho vào nồi nấu sôi là tắt bếp.
- Bước 2: Lá gelatine ngâm vào nước đá lạnh 10 – 15 phút.
- Bước 3: Sầu riêng cho vào máy xay sinh tố cùng với 100 ml sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, đường xay nhuyễn.
- Bước 4: Cho 50ml sữa tươi còn lại vào 1 nồi nhỏ hâm nóng, sau đó vớt lá gelatine cho vào hòa tan, cho hỗn hợp này vào hỗn hợp sầu riêng đã xay nhuyễn khuấy đều.
- Bước 5: Đổ hỗn hợp này vào chén hay khuôn tùy thích. Lấy cling-wrap bọc lạ,cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 5 tiếng là chè sầu riêng sữa chua đông.
- Bước 6: Khi ăn, cho chè sầu riêng sữa chua ra dĩa/ chén, chan nước cốt dừa vào cùng với ít mít thái sợi và thạch dừa, thạch đen là hoàn tất. Chúc các bạn thành công.